Ngẫu nhiên
-
-
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
-
Đâm lao phải theo lao
Đâm lao phải theo lao
-
Muốn ăn phải lăn vào bếp
Muốn ăn phải lăn vào bếp
Muốn chết phải lết vô hòm -
Chẳng ngon cũng thể sốt, chẳng tốt cũng thể mới
Chẳng ngon cũng thể sốt,
Chẳng tốt cũng thể mới -
Tháp kia còn đứng đủ đôi
-
Tánh tui rị rị muốn làm chị hiền thê
-
Vốn dòng ái quốc xưa nay
-
Em về thưa với mẹ cha
-
Anh gạt em, em chạy sút đầu
-
Con chim xanh ăn quanh bờ giếng
Con chim xanh ăn quanh bờ giếng
Anh chỉ yêu nàng làm biếng ăn hoang -
Biển Hồ cực lắm anh ơi
-
Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
-
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
-
Cáo già không ăn gà hàng xóm
Cáo già không ăn gà hàng xóm
-
Đôi ta gá nghĩa không bền
-
Thân ai khổ như thân con rùa
-
Nói bóng nói gió
Nói bóng nói gió
-
Duyên kia ai đợi mà chờ
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình này ai tưởng mà tơ tưởng tình
Sá chi một mảnh gương hình
Để duyên chờ đợi cho mình say mêDị bản
Còn duyên đâu nữa mà chờ
Còn tình đâu nữa mà tơ tưởng tình
-
Mùa đứt trối, chiêm bối rễ
Chú thích
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Cao Lãnh
- Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Tháp Hưng Thạnh
- Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Cầu Đôi
- Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Rị
- Dị (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Tiểu thiếp
- Vợ lẽ (từ Hán Việt).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Khăn bìa đôi
- Loại khăn lớn hình chữ nhật, có bốn cạnh viền bằng cách cặp một nẹp vải khác màu gập lại và may cho khăn khỏi sút sổ.
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Cả thể
- Trọng tâm, sự thể lớn lắm (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
- Hai việc khó: Làm dâu nhà giàu có và làm rể nhà đông con.
-
- Minh Hương
- Một trong nhiều tên gọi của người Hoa ở Việt Nam. Sau khi nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, một số người Trung Hoa không chịu thần phục, chạy sang Việt Nam lánh nạn, lập thành làng, phố, gọi là người Minh Hương. Hai chữ Minh Hương ban đầu được viết là 明香 (hương hỏa nhà Minh), sau nhà Nguyễn đổi thành 明鄉 ("làng người Minh," hoặc "làng sáng sủa") nhằm tránh động chạm với nhà Thanh. Ở vùng Chợ Lớn (Sài Gòn), Hội An (Quảng Nam) và Huế đều có tên làng Minh Hương.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Rùa đội bia
- Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Vì lẽ đó, rùa thường được tạc thành tượng đá để đội các văn bia, trên khắc tên các danh nhân văn hóa hoặc các văn bản có giá trị văn hóa - lịch sử.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.