Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mầu mộng
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mầu mộng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  2. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  3. Ngã lăn thần tướng
    Ngã lăn quay ra đất (cách nói của Nam Bộ).
  4. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
  5. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  6. Giác
    Hồi, lúc, bận (phương ngữ Nam Bộ).
  7. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
  8. Xoi
    Đào, xới, làm cho thông, cho thoáng.
  9. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  10. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  11. Đồng cốt
    Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.

    Một bà đồng ngày xưa

    Một bà đồng ngày xưa

  12. Khướu
    Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  13. Năm Thìn năm Tỵ, chị chẳng nhìn em
    Các năm Thìn và Tỵ thường có thiên tai dịch bệnh. Đọc thêm về bão lụt năm Thìn.
  14. Léo
    Ý tứ, mưu chước (từ cũ).
  15. Đây là ba việc cực nhọc theo "tổng kết" của người xưa.
  16. Tư Nghĩa
    Tên một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Huyện Tư Nghĩa nổi tiếng với hai trong mười hai cảnh đẹp Quảng Ngãi là Cổ Luỹ cô thônLa Hà thạch trận. Phố cổ Thu Xà trước đây cũng là một thương cảng lớn của miền Trung và sầm uất chỉ sau thương cảng Hội An của Quảng Nam.

    La Hà thạch trận

    La Hà thạch trận

  17. Đại Cổ Lũy
    Gọi tắt là cửa Đại, một cửa sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển. Tại đây trước kia có thành Cổ Lũy, một tiền đồn gồm ba thành liên kết nhau nhằm ngăn thuyền bè tiến vào cửa sông. Hiện nay di tích này không còn nữa.
  18. Súng
    Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.

    Hoa súng

    Hoa súng

  19. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  20. Hòn Sụp
    Một đảo đá nhỏ gần cửa biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
  21. Dương
    Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.

    Hàng phi lao ven biển

    Hàng phi lao ven biển

  22. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  23. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  24. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  25. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  26. Đồng đen
    Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
  27. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua