Xa xôi dịch lại cho gần
Làm thân con nhện mấy lần tơ vương
Xa xôi dịch lại cho gần
Dị bản
Xa xôi xích lại cho gần
Làm thân con nhện mấy lần giăng tơ
Xa xôi dịch lại cho gần
Làm thân con nhện mấy lần tơ vương
Xa xôi xích lại cho gần
Làm thân con nhện mấy lần giăng tơ
Ông ăn chả, bà năm nem
Con cái mặt mũi tèm lem tối ngày
Ngọc lành ngồi đợi giá cao
Kim vàng còn đợi lụa đào mới may
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Thuở bé anh có học phép tiên
Núi sơn lâm anh đã dạo, hang hổ quyền anh đã xoi
Điệu gì vui bằng điệu hát hò
Có một cẳng rưỡi cũng dò mà đi
Đất Sài Gòn nam thanh, nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ cao rất là cao
Vì thương anh, em vàng võ má đào
Em đã tìm khắp chốn, nhưng nào thấy anh?
Chiều chiều quạ nói với diều
Vườn cau kia rậm thiệt nhiều gà con
Gà con bưới rác bưới rơm
Con anh chèo chẹo đòi cơm suốt ngày
Ba phen quạ nói với diều
Vườn hoang cỏ rậm thì nhiều gà con
A bê xê lợn xề bánh đúc
U xê úc là cục mắm tôm
Ô i ôi là tôi hết tiền
Chàng đi những nhớ cùng thương
Gánh tình thì nặng, con đường thì xa
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Mua heo trả lại, kẻo đường hoa hỏng rồi
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.