Hai bên hàng cá, chính giữa hàng tôm
Vợ nào chồng nấy ôm nhau mà hò
Ai nhiều nhân nghĩa thì lo
Tôi đây ít nhân ít nghĩa, tôi hò lơi lơi
Ai dài cần dài nhợ thì thả ngoài khơi
Tôi đây ngắn cần ngắn nhợ tôi thả chơi trong gành
Họa may gió mát trăng thanh
Cá kia ẩn vực bỏ gành ăn câu
Ngẫu nhiên
-
-
Lỗ miệng thì nói Nam mô
-
Tre già vì bởi nhện giăng
-
Nàng thời tơ lụa vải bông
-
Áo anh khô không phải mưa sao ướt
-
Cá đối bằng đầu
-
Bác một trự mự cũng một đồng
-
Sa-mít nói ít hiểu nhiều
-
Chiều chiều chim vịt ủ ê
-
Chín năm bắn phá không bằng bù giá vào lương
-
Con cu bay thấp, liệng cao
-
Giời nắng thì giời lại mưa
-
Chồng trắng vợ xanh
-
Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Để em giã gạo chày con một mình -
Này chồng, này mẹ, này cha
-
Thắp hương mà vái ông bà
-
Mưa sa giọt nhỏ giọt ngừng
Mưa sa giọt nhỏ giọt ngừng
Tuổi em còn nhỏ chưa từng nhớ thương -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba cô đi cấy thong dong
Ba cô đi cấy thong dong
Một cô đi giữa lồn cong mũi cày -
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, mặt sẫm: đổi thay chuyện tình -
Ai cho chín lạng không mừng
Ai cho chín lạng không mừng
Chỉ mừng một cỗ chồi xuân non cành
Chú thích
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chợ Phù Ly
- Chợ thuộc thôn Phù Ly, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Trự
- Đồng tiền (từ cổ).
-
- Mự
- Mợ (phương ngữ).
-
- Bác một trự mự cũng một đồng
- Hai bên cùng đóng góp để lo việc chung, đừng ai tị nạnh ai.
-
- Samit
- Ta đọc là sa-mít, một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.
.
-
- Hoa Mai
- Một nhãn hiệu thuốc lá ở miền Nam trước đây.
-
- Chim vịt
- Một loại chim thường gặp ở các vùng đồng quê nước ta. Chim trống trưởng thành dài khoảng một gang tay, có màu xám nâu ở phần trên và màu cam ở dưới bụng, đầu có màu xám kéo xuống đến phần trên của ngực. Lông đuôi của chúng có những khuyên màu trắng trên nền đen hay nâu sẫm. Chân và bàn chân có màu vàng, mắt đỏ, mỏ thường có màu nâu sẫm, gốc mỏ màu vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chim mái trông tương tự như chim trống nhưng thiên về tông màu nâu.
Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.
-
- Bù giá vào lương
- Một giải pháp kinh tế của thời bao cấp, theo đó các hàng hóa phân phối cho công nhân viên chức được quy ra tiền theo giá thị trường rồi cộng vào lương tháng. Giải pháp này giải quyết được nhiều vấn đề của cơ chế bao cấp: chính quyền nắm được giá cả, công nhân viên được tự do lựa chọn hàng hóa, giảm tình trạng đầu cơ… Đây là sáng kiến của ông Nguyễn Văn Chính (thường gọi là Chín Cần), bí thư tỉnh Long An lúc bấy giờ.
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cửa khuyết
- Cửa ra vào cung điện hoặc đình chùa. Theo Thiều Chửu:
闕 khuyết: Cái cổng hai từng. Làm hai cái đai ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là "khuyết", cho nên gọi cửa to là "khuyết".
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Câu đố này thật ra là hai 2893 và 2894 trong Truyện Kiều. Đây là lúc Kiều đoàn tụ cùng với gia đình sau mười lăm năm lưu lạc, điểm mặt “đủ” hết tất cả mọi người.