Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Trăng lặn rồi gió biết đưa ai?
Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Dị bản
Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Quạt nọ đưa đèn, đèn biết đưa ai?
Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Trăng lặn rồi gió biết đưa ai?
Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Quạt nọ đưa đèn, đèn biết đưa ai?
Câu cá buổi hôm,
Câu tôm buổi sáng
Nghèo thì lâu, giàu mấy chốc
Anh đi, em mới trồng hoa
Em về, hoa nở đặng ba trăm nhành
Một nhành là chín búp xanh
Bán ba đồng một, để dành có nơi
Bây giờ em đã thảnh thơi
Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu?
Chó ghét người gặm xương
Mèo thương người hay nhử
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Người bao nhiêu tuổi hãy còn đương xinh
Tai nghe lời nói hữu tình
Chim lồng khôn lẽ cất mình lên cao.
Rúm ró như chó khiếp pháo
Phải chi mình vợ, tôi chồng
Biểu tôi đi lấy gan rồng cũng đi
Hai đứa mình xứng nút vừa khuy
Lựa ngày nào tốt dẫn đi cho rồi
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền,
Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau
Gà đẻ trứng vàng
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lai
nghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Truyện Kiều)
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.