Ăn rươi chịu bão cho cam
Không ăn chịu bão, thế gian cũng nhiều
Ngẫu nhiên
-
-
Ba chục mà nhốt một lồng
-
Trán cao có cái đầu vuông
Trán cao có cái đầu vuông
Văn chương, khoa bảng có nhường ai đâu -
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon
-
Mía sâu có đốt
-
Qua cầu rút ván
Qua cầu rút ván
Dị bản
Qua cầu cất nhịp
-
Non cao vời vợi biển lớn mênh mông
-
Cậy chàng mua lụa Đồng Nai
-
Làm trai gái trọn ba giềng
-
Đèn tọa đăng mà em thắp ở bàn thờ
-
Rượu không ngon uống lắm cũng say
Rượu không ngon uống lắm cũng say
Áo rách có chỉ vá may lại lành -
Công anh làm rể làm con
Công anh làm rể làm con
Áo rách quần mòn vợ lại về ai? -
Anh rằng ngon nhất phao câu
-
Đây đã chèo lơi chờ người tri kỉ
-
Mẹ em hằng vẫn khuyên răn
-
Đêm trăng thắp ngọn đèn lồng
-
Thấy cô tóc bỏ đuôi gà
-
Đố ai chừa được rượu tăm
-
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Trăm chắp nghìn nối xin đừng quên nhau -
Im như thóc đổ bồ
Chú thích
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Làm hơi
- Làm ra vẻ, tỏ vẻ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Cậy
- Nhờ giúp đỡ, nhờ vả.
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
(Truyện Kiều)
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Nả
- Số lượng hay khoảng thời gian, thường được dùng sau bao, mấy (phương ngữ Bắc Bộ).
Xác không vốn những cậy tay người,
Bao nả công trình, tạch cái thôi!
Kêu lắm lại càng tan tác lắm,
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.
(Vịnh cái pháo - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Địa danh Đồng Nai trong câu ca dao này có lẽ nói về tỉnh Đồng Nai Thượng dưới thời Pháp thuộc, là một khu vực cao nguyên rộng lớn bao gồm thành phố Bảo Lộc ngày nay, cao nguyên Lâm Đồng, cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lâm Viên. Bảo Lộc là nơi có khí hậu và đất đai rất thích hợp với cây dâu tằm, vì vậy nghề nuôi tằm dệt lụa rất phát triển ở đây. Hiện nay, nghề tơ tằm vẫn là một ngành kinh tế chính của thành phố Bảo Lộc.
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Lườn
- Phần thịt ở hai bên ngực và bụng chim, gà, cá.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hằng
- Luôn luôn.
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.