Ngẫu nhiên
-
-
Trồng tre ngả ngọn xuống mương
Trồng tre ngả ngọn xuống mương
Hai dâu về tới, má thương dâu nào?
– Dâu nào dâu nấy cũng thương
Dâu cũ tầm thường, dâu mới má thương hơn -
Chín người mười ý
Chín người mười ý
-
Anh chê thuyền thúng chẳng đi
– Anh chê thuyền thúng chẳng đi,
Anh đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
– Em chê thuyền ván chẳng đi,
Em đi thuyền thúng có khi trùng triềng
Có khi đổ ngả đổ ngiêngDị bản
Em chê thuyền thúng chẳng đi
Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
Có khi đổ ngửa đổ nghiêng thiệt thòi
-
Trời xanh kinh đỏ đất xanh
-
Đũa vàng đầu bịt đầu sơn
-
Cá rô ẩn bóng chân trâu
-
Đắt hàng nói quấy nói càng
Đắt hàng nói quấy nói càng
Ế hàng thì gánh vào làng mà rao -
Gần thì rày viếng mai thăm
-
Lưng đằng trước
-
Nghe tin anh nói nhọc nhằn
-
Chim bay bờ suối ven cầu
-
Gà què ăn quẩn cối xay
-
Học trò đi vùa bánh cúng
-
Khi nhỏ loài cá, lớn hóa ra chim
-
Thần linh cũng kinh đứa Ngô
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Có đồ thì cô có chồng
-
Con anh nó chết ngay đơ
Con anh nó chết ngay đơ
Anh không có đất, nên phải chôn nhờ đất em
– Đất em lởm chởm ổ gà
Chôn cha anh cũng được, lọ là con anh!Dị bản
-
Sư hổ mang, vãi rắn rết
-
Kìa ai tiếng khóc nỉ non
Chú thích
-
- Chước
- Mưu kế (từ cổ).
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Trùng triềng
- Như tròng trành. Nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Khôn chừng
- Rất nhiều, không có chừng mực.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Dầu
- Để đầu trần (phương ngữ).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Vùa
- Gom góp hết về phía mình. Từ này ở miền Trung và miền Nam được phát âm thành dùa.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.