Chừng nào Bưng Bạc hết sình,
Bàu Thành hết nước, hai đứa mình xa nhau.
Ngẫu nhiên
-
-
Đá cheo leo muốn trèo sợ trợt
Đá cheo leo muốn trèo sợ trợt
Muốn nói một hai lời sợ nhột ý em -
Chiều chiều ra đứng bờ mương
Chiều chiều ra đứng bờ mương
Bên tình, bên hiếu, biết thương bên nào?Dị bản
Chiều chiều ra đứng giữa đường
Bên tình, bên nghĩa, anh thương bên nào.
-
Trăng lên có chiếc sao chầu
-
Trộm trâu, tôi không biết
-
Quê em Đồng Tháp mênh mông
-
Nam mô một bồ lấy bốn
-
Yêu nhau thời ném miếng trầu
-
Ai về bên ấy bây giờ
-
Gương đời sáng tợ sử kinh
-
Châu chấu là cậu cào cào
-
Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ
-
Cha nó lú có chú nó khôn
Dị bản
Nó lú có chú nó khôn
-
Ai ơi đợi với tôi cùng
-
Anh lanh cưới vợ cho lanh
Anh lanh cưới vợ cho lanh
Đến khi có khách đỡ anh trăm bề -
Ngó lên đám bắp trổ cờ
Dị bản
Ngó lên đám bắp trổ cờ
Biết em mấy tuổi mà chờ uổng côngNgó lên đám bắp trổ cờ
Chuối kia đúng vóc, anh chờ duyên em
-
Một mình, mình một bơ thờ
-
Hòn đá cheo leo
Hòn đá cheo leo
Con trâu trèo con trâu trượt
Con ngựa trèo con ngựa đổ
Anh thương em lao khổ
Tận cổ chí kim
Anh thương em khó kiếm, khôn tìm
Cây kim luồn qua sợi chỉ
Sự bất đắc dĩ phu phải lìa thê
Nên hay không nên, anh ở em về
Đừng giao, đừng kết, đừng thề mà vươngDị bản
-
Làm ruộng thì phải đắp đìa
-
Công anh đi sớm về trưa
Công anh đi sớm về trưa
Mòn đường chết cỏ vẫn chưa gặp tình
Khuyên anh đừng ở một mình
Cây tre có bụi huống chi mình lẻ loi
Chú thích
-
- Bưng Bạc
- Tên một làng thuộc huyện Long Ðất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nay là di chỉ khảo cổ có niên đại thuộc khoảng thời gian cách đây trên dưới 2500 năm (giữa thiên niên kỷ I trước Công Nguyên).
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh dầu
- Phần xác của đậu phộng sau khi ép lấy dầu, được ép lại thành bánh tròn. Bánh dầu có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.
-
- Cào cào
- Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.
-
- Phú Phong
- Một địa danh nay là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm về phía tây của tỉnh Bình Định, từ xưa đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa.
-
- Lú
- Lú lẫn, ngu dại.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Cờ
- Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...
-
- Bơ thờ
- Thẫn thờ và ngơ ngẩn vì không ổn định trong lòng.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Tận cổ chí kim
- Từ xưa đến nay.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Phu
- Chồng (từ Hán Việt).
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Lòn
- Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.