Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy
    Phải giữ mồm giữ miệng, cẩn thận lời tiếng nói để khỏi lỡ lời, vạ miệng.
  2. Nâu
    Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.

    Củ nâu

    Củ nâu

  3. Hội chùa Dâu
    Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.

    Hội Dâu

    Hội Dâu

  4. Hội Gióng
    Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  5. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  6. Hội Bưởi
    Hội làng truyền thống được tổ chức hằng năm vào mồng 10 tháng Tư âm lịch tại làng Bưởi ở xã Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội có các nghi thức tế lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, xem múa hát ả đào và tục ném cây bông sau buổi tế.
  7. Cồn Tiên
    Địa danh nay thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những mặt trận ác liệt trong chiến tranh Việt Nam.
  8. Trộ
    Trận (phương ngữ).
  9. Tiểu tâm
    Bụng dạ nhỏ nhen hẹp hòi (từ Hán Việt).
  10. Có người hiểu câu tục ngữ này với ý coi thường hạng ca sĩ, nhưng theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Thời xưa người ta chia ra "tứ dân" (sĩ, nông, công, thương), là những thành phần có số lượng đông đảo và chuyên nghiệp. Còn các thành phần ít người và thiếu chuyên nghiệp như thợ săn, lái đò, bốc vác, v.v. trong đó có giới ca sĩ (xướng ca), thì không được xếp vào loại nào (vô loài), tức là không nằm trong "tứ dân," chứ không có ý khinh khi. Trái lại, nghề ca sĩ xưa (và cả nay) lại được rất nhiều người mê. Tuy nhiên, giới xướng ca xưa chủ yếu là nghiệp dư, tuổi nghề lại ngắn, dễ thất nghiệp nên cuộc sống bấp bênh, người ta dùng câu tục ngữ trên để khuyên can những ai lựa nghề ca hát làm nghiệp.

    Các trí thức ngày xưa vẫn có thú thưởng thức hát chèo, hát ví, ca trù, cô đầu, hát xẩm,... Nổi tiếng nhất có lẽ là nhà nho Nguyễn Công Trứ với niềm đam mê hát ả đào.

    Hát bội làm tội người ta
    Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con

    (Ca dao)

  11. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  12. Tháng tám đâm chèo vô bụi
    Tháng tám nhiều mưa bão nên ngư dân nghỉ đi biển.
  13. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  14. Mai vàng
    Một loài cây cho hoa năm cánh màu vàng rực, được trưng bày rất nhiều ở miền Trung và miền Nam nước ta vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Hoa mai vàng (gọi tắt là hoa mai) và hoa đào là hai loài hoa tượng trưng cho mùa xuân.

    Hoa mai vàng

    Hoa mai vàng

  15. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  16. Bánh bò
    Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...

    Bánh bò

    Bánh bò

  17. Bánh quai vạc
    Một loại bánh mặn làm từ bột mì có hình dáng giống quai vạc, nhân tôm, thịt, trứng... Khi chế biến, bánh được gấp lại thành hình bán nguyệt và ép mí bánh; khi chín, viền bánh dợn sóng. Tùy theo từng vùng miền, bánh này còn có tên là bánh gối hoặc bánh xếp.

    Bánh quai vạc

    Bánh quai vạc

  18. Nhưn
    Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
  19. Bánh tét
    Có nơi gọi là bánh đòn, một loại bánh của miền Trung và miền Nam, tương tự như bánh chưng ở miền Bắc. Bánh làm bằng gạo nếp, hình trụ dài, gói bằng lá chuối, có thể có nhân đậu và thịt mỡ hoặc không có nhân, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn. Những dịp giỗ Tết không thể thiếu món bánh này.

    Một dĩa bánh tét

    Một dĩa bánh tét

  20. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.