Chừng nào ngọc nát vàng phai,
Biển Hồ lấp cạn mới sai lời thề
Ngẫu nhiên
-
-
Gặp mặt em dưới thủy trên thoàn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Xu xoa chị bán mấy đồng
-
Gà trống nuôi con
Gà trống nuôi con
-
Tiếng đồn Đại Nẫm nhiều xoài
-
Bữa nay ta mới gặp ta
Bữa nay ta mới gặp ta
Giả như lụa mới thêu hoa vẽ rồng -
Dốc bồ thương kẻ ăn đong
Dị bản
Thóc bồ thương kẻ ăn đong
Có chồng thương kẻ nằm không một mình
-
Không nước không phân
Không nước không phân
Chuyên cần vô ích -
Lòng đây thương đó đã nhiều
-
Tình cờ ta gặp nhau đây
Tình cờ ta gặp nhau đây
Quả cau ta bổ, chia tay mời chào
Ðôi ta kết nghĩa tương giao
Nào là quả mận, quả đào đong đưa
Bùi ngùi quả ấu, quả dừa
Xanh xanh quả mướp, quả dưa, quả bầu
Hạt tiêu cay đắng dãi dầu
Ớt kia cay đắng ra màu xót xa
Mặt kia mà tưới nước hoa
Ai đem mướp đắng mà hòa mạt cưa
Thủy chung cho bác mẹ ưa
Ðừng như đu đủ nắng mưa dãi dầu
Yêu nhau đá bắc nên cầu
Bồ quân lúc chín ra màu tốt tươi
Hẹn chàng cho đủ mười mươi
Thì chàng kết tóc ở đời với em -
Giao trứng cho ác
-
Thương chi thương dại thương ngây
Thương chi thương dại thương ngây
Thương cá dưới nước, thương mây trên trời -
Em đã có chồng như ngựa đủ yên
-
Ví dầu cá bóng xích đu
-
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết cha với mẹ bằng lòng hay không?Dị bản
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Thương nhau xin chớ ngại ngùng
Sông sâu cũng lội rậm rừng cũng băngĐèn treo cột đáy nước chảy ngọn đèn xoay
Em ơi dĩa nghiêng múc nước sao đầy
Lòng anh thương người nghĩa, cha mẹ rầy anh cũng thương.
-
Ăn chè Nhà Bè
-
Cá giếc nấu với rau răm
-
Khỏi vòng cong đuôi
-
Mẹ em tham giàu khiến em lấy thằng bé tỉ tì ti
Mẹ em tham giàu khiến em lấy thằng bé tỉ tì ti
Làng trên chạ dưới thiếu gì trai tơ!
Em trót đem thân cho thằng bé nó giày vò,
Đên đông tháng giá, nó nằm co trong lòng.
Em cũng mang thân là gái có chồng,
Chín đêm chực tiết, nằm không cả mười!
Em nói ra đây sợ chúng chị em cười,
Má hồng bỏ quá, thiệt đời xuân xanh!
Em cũng liều thằng bé trẻ ranh
Sờ mó qua quýt, năm canh cho nó đỡ buồn!
Em buồn, em lại nhấc thằng bé nó lên trên,
Nó còn bé dại đã nên cơm cháo gì!
Nó ngủ nó ngáy tì tì,
Một giấc đến sáng còn gì là xuân!
Chị em ơi! Hoa nở mấy lần? -
Đàn bà vú lép, to hông
Đàn bà vú lép, to hông
Đít teo, bụng ỏng, cho không chẳng cầu
Chú thích
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Thoàn
- Thuyền (cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Mồng đốc
- Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Đại Nẫm
- Một địa danh nay là xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Đây là một vùng đất đai phì nhiêu, cây lành trái ngọt, trong đó nhiều nhất là bưởi, chuối và xoài.
-
- Xuân Phong
- Tên một làng thôn nay thuộc khu phố 1, phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Làng Xuân Phong có từ năm 1692 khi chúa Nguyễn Phúc Chu mở mang bờ cõi về phương Nam. Tại đây có hai nghề truyền thống là đúc đồng và làm cốm nếp.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Phú Tài
- Một địa danh trước đây thuộc huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ Bình Thuận trước đây (từ năm 1898, tức năm Thành Thái thứ 10) được đặt ở làng này.
-
-
- Phan Thiết
- Một địa danh nay là tỉnh lị, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chăm Pa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh như Mũi Né, Hòn Rơm, Lầu Ông Hoàng, đồi cát, núi Tà Cú...
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Ăn đong
- Ăn bằng gạo mua từng bữa vì túng thiếu.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Mạt cưa
- Vụn gỗ do cưa xẻ làm rơi ra.
-
- Bồ quân
- Cũng có nơi gọi là bù quân, mồng quân hoặc hồng quân, một loại cây bụi mọc hoang ở các vùng đồi núi, cho quả có hình dạng giống như quả nho, khi còn xanh thì có màu đỏ tươi, khi chín thì chuyển sang màu đỏ sẫm (tím), ăn có vị chua ngọt. Do màu sắc của quả bồ quân mà trong dân gian có cách nói "má bồ quân," "da bồ quân..."
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Yên
- Mảnh da uốn cong đặt trên lưng ngựa, làm chỗ ngồi cho người cưỡi ngựa.
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Đáy
- Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...
-
- Nhà Bè
- Tên một đoạn sông ngắn và cũng là tên một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đoạn sông Nhà Bè bắt đầu ở nơi giao nhau giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, chảy xuôi về phía Nam khoảng 12 km thì lại chia hai thành sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Xưa kia, tại khúc sông này, việc đi lại rất khó khăn, vì lòng sông rộng và nước chảy xiết. Ghe thuyền phải neo lại, đợi khi nào thuận lợi mới đi tiếp. Một phú hộ tên Võ Thủ Hoằng (thường gọi Thủ Huồn), nhằm chuộc lại tội lỗi trước đây, đã làm phước kết tre làm bè và cất nhà ở trên sông, chứa sẵn củi, gạo, nước ngọt để giúp khách đi đường thuỷ khỏi bị đói. Sau đó, nhiều người buôn bán cũng kết hàng chục chiếc bè, tạo thành chợ nổi trên sông. Vì vậy mới có địa danh Nhà Bè.
-
- Ăn chè Nhà Bè
- Cách nói dí dỏm chỉ các vụ ngoại tình, phổ biến ở miền Nam ngày trước. Câu thành ngữ ra đời từ một vụ ngoại tình có thật: năm 1956, nhạc sĩ Phạm Duy ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, cả hai bị bắt quả tang ở khu Nhà Bè, khi bị hỏi đang làm gì thì họ trả lời là đang ăn chè.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Khỏi vòng cong đuôi
- Vô ơn, bội bạc, vừa thoát nạn là quên ngay người đã cứu giúp mình (như con vật vừa thoát khỏi vòng xích đã cong đuôi chạy mất).
-
- Chạ
- Xóm. Đây là âm xưa của chữ 社 mà từ trong tiếng Việt hiện đại là xã.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.