Ngọc rơi xuống giếng ngọc trầm
Thò tay vớt ngọc vớt nhầm duyên em
Ngẫu nhiên
-
-
Tai nghe súng bắn cái đùng
Tai nghe súng bắn cái đùng
Cò chim bay hết anh hùng bơ vơ -
Ðêm hè gió mát, trăng thanh
-
Sông kia bên lở bên bồi
Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục bên trong bên nào -
Vườn đào chúa ngự bao lâu
-
Hồi nào lê lựu một nhành
-
Chồng em như cột đình xiêu
-
Bới tóc cánh tiên, bỏ vòng lá liễu
-
Ai về Kiều Sáo với anh
-
Vui đâu cho bằng vui nhà
Vui đâu cho bằng vui nhà,
Có con có vợ mới là thật vui.
Dạy con nhủ vợ mọi lời,
Gốc kia vững chắc thì chồi mới xanh. -
Đói lòng ăn khế, ăn sung
-
Còn duyên làm cách làm kiêu
-
An Bình đất mẹ cù lao
-
Thôi thôi đừng nói nữa nà
-
Tháng sáu gọi cấy rào rào
-
Cơm tẻ mẹ ruột
-
Muối hột Cầu Ngang, dưa gang Bảo Thạnh
Dị bản
-
Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ
-
Trống trên lầu trở canh thùng cắc
-
Má ơi, con má luông tuồng
Chú thích
-
- Trầm
- Chìm (từ Hán Việt).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bạch Câu
- Tên nôm là kẻ Sung, một làng biển chuyên nghề cá nay thuộc địa phận xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Tóc cánh tiên
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tóc cánh tiên, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bỏ vòng lá liễu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bỏ vòng lá liễu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kiều Sáo
- Một làng nay thuộc địa phận xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
-
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Tiền Giang
- Tên một nhánh của sông Cửu Long, gồm có bốn nhánh nhỏ hơn đổ ra biển Đông qua sáu cửa là Tiểu, Đại, Ba La, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Trên lãnh thổ Việt Nam, Tiền Giang chảy qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
-
- Nà
- Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
-
- Sạ
- Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Cơm tẻ
- Cơm nấu bằng gạo tẻ, là cơm ăn hằng ngày.
-
- Cầu Ngang
- Một địa danh nay thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nằm bên bờ biển, khu vực này ngày xưa có nghề làm muối nổi tiếng trong vùng.
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Bảo Thạnh
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nằm ngay cửa sông Ba Lai đổ ra biển.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Xóm Gảnh
- Tên một xóm nằm bên rạch Bà Hiền, còn gọi là xóm Gảnh Bà Hiền, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Giả như
- Giống như, ví dụ như (phương ngữ).
-
- Ốc gạo
- Loài động vật thân mềm thuộc họ ốc, sống ở vùng nước lợ và đáy sông, có vỏ trắng xanh, xoáy tròn, phía sau ốc có phần chóp nhọn, ốc lớn bằng đầu ngón tay, khi trưởng thành ốc gạo lớn bằng hột mít. Khi nấu chín dưới yếm hiện ra một cục mỡ nhỏ như hạt gạo. Ốc gạo được chế biến thành nhiều món đặc sản miền Nam.
-
- Loang toàng
- Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ô danh
- Tiếng xấu (từ Hán Việt).