Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Theo tín ngưỡng dân gian, tuổi bốn mươi chín và năm ba thường xảy ra chuyện không may như tai nạn, mất của hay chết người.
  2. Vinh
    Tươi tốt, vẻ vang (từ Hán Việt).
  3. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  4. Tái hồi
    Quay lại (từ Hán Việt).
  5. Mang ý dặn đi dặn lại
  6. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  7. Trinh Tiết
    Tên nôm là làng Sêu, một làng nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Làng nằm bên bờ sông Đáy, có nghề chăn tằm đã được gìn giữ từ mấy trăm năm nay.

    Cổng làng Trinh Tiết

    Cổng làng Trinh Tiết

  8. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  9. Đồng Lũng
    Một làng thuộc xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia làng có nghề đan thúng mủng giần sàng.
  10. Giần
    Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó

    (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  11. Cắng
    Một giống chim trĩ.
  12. Sợi phíp
    Từ tiếng Pháp fibre, nghĩa là sợi bông.
  13. Kaki
    Từ khaki, một loại vải dày thường dùng để để may quần tây, đồ lính cứu hỏa, quân đội, đồng phục bảo vệ, quần học sinh…

    Vải kaki

    Vải kaki

  14. Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
    Chế giễu việc lái xe thời bao cấp thường chỉ cho phụ nữ (mặc quần vải phíp) chứ không cho đàn ông (mặc quần vải kaki) đi nhờ xe.
  15. Phác ngọc tối trân quân nghi vi thạch
    Ngọc đá quý vô cùng mà người (còn) ngờ là đá.
  16. Cao dương tuy mỹ chúng khẩu nan điều
    Một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám, nghĩa là "thịt dê tuy ngon nhưng khó mà nêm nếm cho vừa miệng nhiều người."
  17. Giấc điệp
    Cũng gọi là giấc bướm (điệp nghĩa là con bướm), nghĩa là giấc ngủ, giấc mộng. Theo Trang Tử: "Ngày xưa Trang Chu nằm mộng thấy mình thành bướm bay nhởn nhơ. Đột nhiên tỉnh dậy, thấy mình lại là Trang Chu. Không biết có phải Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm hay bướm nằm mộng thấy mình là Trang Chu?"
  18. Xuất hạn mồ hôi
    Đổ mồ hôi đầm đìa.
  19. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  20. Ngô Đình Khả
    (1850 – 1925) Quan đại thần nhà Nguyễn, thân sinh của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông chủ trương phản đối việc chính quyền thực dân Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái.

    Ngô Đình Khả

    Ngô Đình Khả

  21. Nguyễn Hữu Bài
    (1863-1935) Quan đại thần nhà Nguyễn. Ông làm Thượng thư bộ Lại trong vòng 16 năm (1917-1933) thời gian dài nhất trong các đời thượng thư bộ Lại triều Nguyễn.

    Nguyễn Hữu Bài

    Nguyễn Hữu Bài

  22. Đày vua không Khả, đào mả không Bài
    Năm 1907, chính quyền Bảo hộ đòi phế truất và lưu đày vua Thành Thái, quan đại thần Ngô Đình Khả đã phản đối quyết liệt và nhất quyết không kí vào tờ biểu. Đến năm 1912, khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, đến lượt thượng thư Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân gian lúc đó có câu này để ca ngợi khí tiết của hai ông.
  23. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  24. Nẳm
    Năm ấy (phương ngữ Nam Bộ).
  25. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  26. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)

  27. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  28. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  29. Cá rựa
    Một loại cá sông có thân tròn, da màu nâu xanh, nhìn giống chiếc rựa nên có tên gọi như vậy. Trung bình mỗi con cá rựa to bằng bắp tay người lớn, dài khoảng 60 cm. Cá rựa thịt trắng, xương sống cứng, có nhiều xương dăm dọc theo sống lưng, thịt cá vừa dai vừa ngọt mềm. Loài cá này xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất ở vùng biển miền Trung vào khoảng cuối mùa thu, và thường được đánh bắt để chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá rựa bóp chanh, chả cá rựa, cháo cá rựa...

    Cá rựa

    Cá rựa

  30. Cá phèn
    Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.

    Cá phèn kho

    Cá phèn kho

  31. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  32. Chuối ri
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chuối ri, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  33. Phỗng
    Tượng bằng đất hoặc đá thường được đặt ở đền thờ trong tư thế quỳ gối, hai tay chắp lại. Phỗng còn là loại tượng dân gian bằng đất, sành hoặc bằng sứ, cỡ nhỏ, dáng to béo, lạc quan, để bày chơi trong các gia đình. Từ ông phỗng, thằng phỗng thường dùng để chỉ người ngây, đần.

    Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
    Trơ trơ như đá, vững như đồng.
    Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
    Non nước đầy vơi có biết không?

    (Ông phỗng đá - Nguyễn Khuyến)

    Phỗng đá

    Phỗng đá