Ông già Khốt-ta-bít
Ăn mít ị ra dưa
Ăn dừa ị ra táo
Mua báo không biết xem
Mua kem không biết mút
Mua bút không biết cầm
Đái dầm ra quần mới
Ngẫu nhiên
-
-
Mỏng môi thì nói đong đưa
Mỏng môi thì nói đong đưa
Dày môi thì nói lọc lừa chị em -
Giả đò bắt ốc hái rau
-
Dầu ai lạc Sở qua Tề
-
Đó xa nhơn ngãi đó mừng
-
Vắng mình, dạ nọ đau rên
-
Nhà còn một cụm thung huyên
-
Mấy lâu nay đứng đó em trông
-
Bằng trang sợi chỉ, thủ thỉ ngoài hè
-
Mưa tháng bảy gãy cành trám
Dị bản
-
Ngỡ là nước chảy đá mòn
-
Xem trong gia đạo bầy nhầy
-
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Sao anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa -
Dò chân ra bãi cát dài
-
Ngồi buồn xe chỉ uốn cần
-
Giàu sang nhiều kẻ đến nhà
Giàu sang nhiều kẻ đến nhà
Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau -
Một thương em nhỏ móng tay
Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh phù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em có bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng
Mười một thương em hãy còn son
Mười hai thương vú dậy đã tròn như vung
Mười ba thương em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ trai
Mười lăm sinh đặng con trai
Sang năm mười sáu đặng hai đời chồng
Mười bảy em còn ở không
Đến năm mười tám lấy chồng căn duyên
Mười chín lấy thợ đóng thuyền
Hai mươi lấy lính quan quyền thờ vua
Hai mốt lấy chàng câu cua
Hăm hai lên chùa mê mệt thầy tu
Hai ba lấy thợ đóng dù
Bước qua hăm bốn lấy phu đi đàng
Lỡ duyên em bậu ngỡ ngàng
Trở về em lấy dân làng cho xong. -
Trồng bông, luống đậu luống cà
Trồng bông, luống đậu luống cà
Ai làm cho luống công ta thế này?
Ai làm cho luống công đây? -
Làm người mà được khôn ngoan
-
Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
Chú thích
-
- Ông già Khốt-ta-bít
- Một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Ông già Khottabych của nhà văn Liên Xô Lazar Lagin. Ông là một vị thần hùng mạnh trong Nghìn lẻ một đêm, bị nhốt trong một cái bình gốm dưới đáy sông Matx-cơ-va, được cậu bé Volka giải thoát nên nguyện đi theo làm mọi điều cậu yêu cầu. Tuy nhiên, do sự khác biệt quá lớn giữa xã hội Xô Viết hiện đại và thế giới cổ tích Ba Tư ông từng sống, những suy nghĩ và việc làm của ông đều có vẻ ngớ ngẩn, lẩm cẩm và bảo thủ.
Ở nước ta, tác phẩm Ông già Khottabych đã được dịch, xuất bản và tái bản nhiều lần. Nhân vật Ông già Khốt-ta-bít trở thành quen thuộc, đến độ người miền Bắc thường gọi những người già lẩm cẩm và bảo thủ là "cụ Khốt."
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Thung huyên
- Cây thung và cỏ huyên, tượng trưng cho cha mẹ. Xem thêm Nhà thung và Huyên đường.
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Sông Vịnh
- Cũng gọi là sông Cửa Khẩu, tên một đoạn sông nhỏ ở Hà Tĩnh do sông Kinh từ phía Bắc, sông Trí từ phía Tây và sông Quyền từ phía Nam tạo thành. Sông dài khoảng 10 km, nay thuộc địa phận xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
-
- Bằng trang
- Bằng cỡ, cỡ như.
-
- Trám
- Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Gia đạo
- Phép tắc trong gia đình.
-
- Rầy
- Làm phiền.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú
- Giàu (từ Hán Việt).
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghệ
- Nghề (từ Hán Việt).
-
- Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
- Chỉ những người răng hô (vẩu).