Cầm sào mà đợi nước lên
Cầm duyên đợi bạn cho nên đến giờ
Chờ anh đã có công chờ
Đã mất công đợi ai ngờ uổng công
Ngẫu nhiên
-
-
Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa
Trời nắng tốt dưa
Trời mưa tốt lúa -
Lột quần, lột áo
-
Anh em rể như chổi xể quét nhà
-
Vè ông Hường Hiệu
Kể từ lịch sử nước Nam triều,
Thương cho mấy người tài năng học sĩ chết đã nhiều vì Tây qua
Quảng Nam có ông Hường Hiệu ở Thanh Hà,
Trung thành với nước nên xa chốn triều thần
Về nhà sầu thảm với nhân dân,
Lâm vô tử trận chín mười phần còn chi
Tụi Tây qua đã tới Trung Kỳ,
Đế đô co kéo còn gì nước Nam
Giận thay cho chú Cần Thân,
Cầu tham lam mãi quốc biết ăn làm với ai
Nước Nam mình thiếu chi kẻ anh tài,
Văn chương đủ hết không dùi mài cho nên
Để cho nhà dột khó ngăn,
Thơ ông Hường để lại dưới đền đinh ninh
Thương thay cho cộng sản hữu tình,
Trung thành với Tổ quốc liều mình cho nên khô
Nghĩ sự tình thảm biết chừng mô,
Kẻ thì bị đày ra bỏ vợ, người bị giải vô bỏ chồng
Thù xưa còn hỡi ghi lòng,
Gang sơn Tổ quốc khi không mà thành
Giậm chân kêu với ông trời xanh,
Nhân dân xuất thế giặc Nam thành cũng tan
Đánh Anh, Tây, Nhật đầu hàng,
Sơn băng thuỷ kiệt mở mang cho nước nhà. -
Thương em lấy cẳng anh quèo
-
Cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm
Dị bản
Cựa dài thịt rắn
Cựa ngắn thịt mềmGà cựa dài thì rắn gà cựa ngắn thì mềm
Gà thiến thì khác, mong em chớ lầm
-
Bà khen con bà tốt, tháng mười tháng một bà biết con bà
-
Đất Sài Gòn anh ở
-
Người ta đi giáo tiền, giáo gạo
-
Chuồn chuồn đậu ngọn dưa leo
-
Vì thằng giặc mỹ Giôn-xơn
-
Ngang lưng thì giắt su hào
-
Dọn đất kỹ cang, anh trồng hàng vạn thọ
Dị bản
-
Ba năm hai mươi bảy tháng chàng ơi
-
Chặt đuôi rồi lại xẻ mình
-
Đèn tọa đăng thắp để bàn thờ
-
Dù ai quyết chí tu hành
-
Đàn ông kia hỡi đàn ông
Đàn ông kia hỡi đàn ông!
Nửa đêm trở dậy cắm chông đàn bà.
Đàn bà kia hỡi đàn bà!
Nửa đêm trở dậy rút ruột già đàn ông. -
Khéo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ
Chú thích
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Rành rành
- Một số nơi gọi là cây rang hoặc cây chổi trện, một loại cây mọc tự nhiên ở các vùng đồi núi. Rành rành được khai thác để làm chổi, gọi là chổi rành rành, chổi rang, chổi xể, hoặc chổi trện.
-
- Anh em rể như chổi xể quét nhà
- Sợi chổi xể to và cứng, chỉ dùng để quét sân, khi quét nhà thường bị vướng nền bật lại. Anh em rể thường hay khích bác nhau, ít nhường nhịn nhau.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Nguyễn Duy Hiệu
- Có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi là Hường Hiệu, một chí sĩ và lãnh tụ thuộc phong trào Cần Vương. Ông sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông cùng Trần Văn Dư (1839-1885), Phan Bá Phiến (còn gọi là Phan Thanh Phiến, 1839-1887), Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm, 1863-1911), thành lập Nghĩa hội Quảng Nam, rồi ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa. Đến năm 1887, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông tự trói mình nạp cho giặc để cứu nghĩa quân. Ông bị chém ngày 15/10/1887, hưởng dương 40 tuổi, để lại hai bài thơ tuyệt mệnh bằng chữ Hán. Sau đây là một bài được Huỳnh Thúc Kháng dịch:
Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng
Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông
Muôn thuở cương thường ai Ngụy Tháo?
Trăm năm tâm sự có Quan Công
Non sông phần tự thơ trời định
Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng
Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá?
Chớ đem thành bại luận anh hùng.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba kỳ
- Tức Tam Kỳ, tên gọi chung cho ba vùng đất do thực dân Pháp và triều đình bù nhìn nhà Nguyễn phân chia nước ta vào thế kỉ 19. Ba kỳ gồm có: Bắc Kỳ (Tonkin, từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra), Trung Kỳ (Annam, từ phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang) và Nam Kỳ (Cochinchine).
-
- Nguyễn Thân
- (1854 - 1914) Võ quan nhà Nguyễn dưới triều vua Đồng Khánh, là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
-
- Mãi quốc
- Bán nước (từ Hán Việt).
-
- Chừng mô
- Chừng nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sơn băng thủy kiệt
- Núi lở, sông cạn (thành ngữ Hán Việt). Tiếng Việt ta có thành ngữ tương tự là sông cạn đá mòn, thường dùng để thề nguyền. Ở một số ngữ cảnh, đây được coi là điềm báo đất nước sắp gặp họa lớn, dân chúng phải lầm than khổ sở.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Quèo
- Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Khuyến giáo
- Xin ăn, xin bố thí (theo đạo Phật).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Giôn-xơn
- Lyndon Baines Johnson, tổng thống thứ 36 của Mỹ, nắm giữ hai nhiệm kì từ năm 1963 đến năm 1969. Ông này chủ trương đẩy mạnh sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mà tiêu biểu là việc triển khai quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964.
-
- Trường Sơn, Lào, Thủ Đô, Tam Đảo, Điện Biên đều là tên của các nhãn hoặc loại thuốc lá phổ biến ở miền Bắc vào những năm 1960-1970.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Vạn thọ
- Một loài cây họ cúc, hoa thường có màu vàng hoặc cam, có rất nhiều cánh. Vì "vạn thọ" có thể dịch thoát ý là "sống thọ một vạn năm," nên hoa vạn thọ thường được nhân dân ta dùng trong các dịp Tết hoặc lễ cúng.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Cuộc đất
- Mảnh đất, vùng đất, khu vực có một diện tích nào đó, thường có nghĩa tương đối lớn.
-
- Ba năm hai mươi bảy tháng
- Thời hạn vợ để tang chồng. Theo Thọ gia mai lễ, con để tang cha mẹ, vợ để tang chồng ba năm, đời sau rút lại thành hai năm ba tháng, gọi là đại tang.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chìa vôi
- Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Yên Tử
- Tên một ngọn núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là nơi vua Trần Nhân Tông đến tu hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ để truyền kinh, giảng đạo. Nhờ vậy, Yên Tử được mệnh danh là "đất tổ Phật giáo Việt Nam." Hằng năm tại đây tổ chức lễ hội Yên Tử từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.