Ngẫu nhiên
-
-
Cái cò là cái cò vàng
Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha
Vắng cha thì ở với bà
Không ở với chú, chú là đàn ông. -
Cha mẹ không thương anh, em đây miệng bẩm chân quỳ
-
Vua tôi sẵn có nghĩa dày
-
Năm ngoái em trắng như vôi
-
Cái cò trắng bạc như vôi
Cái cò trắng bạc như vôi
U ơi u lấy vợ hai cho thầy
Có lấy thì lấy vợ gầy
Đừng lấy vợ béo, mà nó đánh cả thầy lẫn uDị bản
-
Không gì bằng cá nấu canh
-
Con cò lấp ló bụi tre
Con cò lấp ló bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời -
Chạy long tóc gáy
Chạy long tóc gáy
-
Dốt đặc cán mai
-
Tội gì mà ở chính chuyên
-
Trai làm than lấy gái làm than
-
Năng may hơn dày giẻ
-
Thế gian còn mặt mũi nào
Thế gian còn mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm, làm sao cho đành! -
Con cu bay thấp, liệng cao
-
Sớm mai ra đứng sân sau
-
Gái một con trông mòn con mắt
Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con vú quặt về sau,
Gái ba con chỉ đâu ngồi đấy. -
Tiền vào quan như than vào lò
Tiền vào quan như than vào lò
Dị bản
Của vào quan như than vào lò.
-
Làm người ai muốn cùi đui
-
Nằm đêm thương phận mẹ dòng
Chú thích
-
- Cồn
- Một xóm nằm giữa hai thôn Triêm Trung và Thanh Chiêm, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nỏ can chi
- Không can hệ gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Quạt nồng ấp lạnh
- Do chữ Đông ôn hạ sảnh: Quạt khi trời mát, đắp chiếu chăn ấm khi trời rét lạnh, nói đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ. Tích quạt nồng ấp lạnh lấy từ sách Nhị thập tứ hiếu của Quách Cự Nghiệp đời nhà Nguyên, Trung Quốc: Ðời Hậu Hán có đứa trẻ lên chín tên là Hoàng Hương. Mẹ mất sớm, Hoàng Hương ở với cha. Vào muà hạ, thời tiết về đêm nóng nực oi bức, Hoàng Hương thường xuyên quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Muà đông, tiết trời lạnh lẽo, đêm đêm trước khi cha đi ngủ, Hoàng Hương vào giường cha nằm lăn qua trở lại rất lâu, để mền chiếu ấm hơi người cho cha được ngon giấc.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
(Truyện Kiều)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đơn sai
- Thiếu trung thực (từ cũ).
Cửa hàng buôn bán châu Thai
Thực thà có một, đơn sai chẳng hề
(Truyện Kiều)
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- So đũa
- Một loại cây dân dã được trồng nhiều ở miền Nam. Bông so đũa được hái để nấu canh, lẩu hoặc làm các món xào, khi ăn có vị đăng đắng.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Xà lan
- Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.
-
- Năng may hơn dày giẻ
- Bán hàng giá rẻ nhưng nhiều người mua (năng may) thì có lợi mau giàu hơn là bán mắc (dày giẻ) mà ít người mua. Cũng có nguồn giải thích: cần cù lao động (năng may) thì hơn là làm giàu bất chính ("dày giẻ" được hiểu là ăn cắp vải của khách).
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cửa khuyết
- Cửa ra vào cung điện hoặc đình chùa. Theo Thiều Chửu:
闕 khuyết: Cái cổng hai từng. Làm hai cái đai ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là "khuyết", cho nên gọi cửa to là "khuyết".
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Vun quén
- Nghĩa đen là vun chưn (chân) đắp đất, dọn cho sạch cỏ (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình Tịnh Paulus Của). Nghĩa bóng là chăm lo, vun đắp.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tự
- Tại, bởi vì (từ cổ).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Phong
- Dân gian gọi là cùi, phung, đơn phong, một loại bệnh khiến cho da thịt người bệnh phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt, lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể. Sau đó, các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần. Trong xã hội Việt Nam, người bị nhiễm bệnh phong cùi trước đây thường chịu thành kiến sai lầm, bị hắt hủi, xa lánh, thậm chí ngược đãi (thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).