Con dao bé bé sắc thay
Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm
Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai
Duyên tôi còn thắm chưa phai
Hay là người đã nghe ai dỗ dành
Ngẫu nhiên
-
-
Ngãi nhân như bát nước đầy
Dị bản
-
Dốc lòng trồng cửu lí hương
-
Biển Đông sóng dợn tư mùa
Biển Đông sóng dợn tư mùa
Ai cho em uống thuốc bùa em mê -
Làm thì chẳng kém đàn ông
Làm thì chẳng kém đàn ông
Thế mà kém gạo, kém công, kém tiền. -
Anh đừng chê thiếp xấu xa
-
Một cột hai vách
-
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Đi ngả đàng sau, thầy mẹ chê khó
Đi đàng cửa ngõ, chú bác chê nghèo
Nhằm chừng duyên nợ cheo leọ
Sóng to thuyền nặng không biết chống chèo có qua khôngDị bản
-
Ông ăn chả, bà năm nem
Ông ăn chả, bà năm nem
Con cái mặt mũi tèm lem tối ngày -
Ra về đường rẽ chia đôi
Ra về đường rẽ chia đôi
Ai về đường rẽ theo tôi thì vềDị bản
Đến đây đường rẽ san đôi
Có về đường rẽ với tôi thì về
-
Hai tay ôm cổ
-
Bốn ông cùng ở một bàn
-
Tần còn mong Tấn nhiều bề
-
Trưa thời cấy lúa đau lưng
Dị bản
Trưa thời cấy lúa đau lưng
Ai vô cấy thế thì ưng tới chiều
-
Con mày, mày ấp mày yêu
-
Anh đây quyết câu cua
Anh đây quyết câu cua
Dù ai câu rắn, câu rùa mặc ai -
Làm ít ăn ít có dư
-
Áo rách chi lắm, áo ơi
-
Trời ôi ai đánh trời gầm
-
Làm người phải đắn phải đo
Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.Dị bản
Làm người phải biết đắn đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Chú thích
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Rày
- Từ thêm vào cho vần, thường thấy trong ca dao Nam Bộ, có nghĩa là lại (theo nhà thơ Bùi Thanh Kiên).
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Dã đầu
- Đắp thuốc lên trán để trị bệnh (phương ngữ).
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rận
- Loại côn trùng nhỏ, thân dẹp, không cánh, hút máu, sống kí sinh trên người và một số động vật.
-
- Âm can
- Phơi chỗ khô không có nắng để khô từ từ (từ Hán Việt).