Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có bản chép: Sớm mai ra đứng sân sau.
  2. Tàu chuối te
    Tàu lá chuối rách.
  3. Có bản chép: cây mè.
  4. Có bản chép: chim mè.
  5. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  6. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Tự
    Tại, bởi vì (từ cổ).
  8. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  9. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  10. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  11. Xạ hương
    Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
  12. Từng
    Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Mưa rừng cọ, gió rừng thông
    Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.
  14. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  16. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  17. Áo dài
    Trang phục truyền thống của nước ta, gần như trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, tuy nam giới cũng mặc được. Áo dài có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi, từ đi chơi, đi học cho đến dịp lễ lạc, tiếp khách trang trọng. Hiện chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của áo dài, theo thời gian nó đã được cách tân cách điệu nhiều lần, nhưng hình dạng cơ bản vẫn giữ nguyên. Kiểu dáng hiện nay do họa sĩ Lê Phổ sửa lại từ những cải cách quan trọng của họa sĩ Cát Tường vào thập niên 30 của thế kỉ trước.

    Nữ sinh trong tà áo dài

    Nữ sinh trong tà áo dài

  18. Bâu
    Cổ áo.
  19. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  20. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  21. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Lầu xanh
    Từ chữ thanh lâu, chỉ nhà thổ, nơi gái điếm hành nghề. Ở Trung Hoa ngày trước, nhà thổ thường sơn màu xanh nên gọi như vậy.
  23. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)

  24. Trường An
    Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

    Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.

  25. Làm dày
    Làm kiêu, làm phách.
  26. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Đọt
    Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
  29. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  30. Gông xiềng
    Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.

    Tù nhân đeo gông dưới thời Pháp thuộc

    Tù nhân đeo gông dưới thời Pháp thuộc

  31. Câu đối
    Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trênvế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất)vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.

    Câu đối

    Câu đối

    Một đôi câu đối chữ Hán:

    Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
    Mai hoa hương tự khổ hàn lai

    nghĩa là:

    Hương hoa mai đến từ giá lạnh
    Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.

  32. Đá Dàn
    Tên một con suối phát nguyên ở vùng núi Phú Lạc, thuộc Bình Khê (tỉnh Bình Định), chảy xuống Kiên Ngãi, Thuận Yên, rồi chảy ra suối Thuận Ninh. Suối còn một tên nữa là suối Cây Cóm.