Khôn làm cột cái,
Dại làm cột con
Ngẫu nhiên
-
-
Xưa kia con ở nội gia
-
Chết chôn Nhà Gia
-
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn, trời dành phúc cho -
Bao giờ em đặng lời nguyền
-
Trẻ trồng na, già trồng chuối
-
Hỡi cô gánh nước quang mây
Hỡi cô gánh nước quang mây,
Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng.
Cây ngô đồng cành cao cành thấp,
Ngọn ngô đồng lá dọc lá ngang.
Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng,
Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng.
Từ ngày anh gặp mặt nàng,
Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ.Dị bản
Hỡi cô gánh nước quang mây,
Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng.
Cây ngô đồng không trồng mà mọc,
Ngọn ngô đồng cành dọc cành ngang.
Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng,
Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng.
Từ ngày anh gặp mặt nàng,
Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ.
-
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
-
Làm trai đi biển đi sông
Làm trai đi biển đi sông
Vô đây gặp bãi cát nông mà buồn -
Ăn chơi cho hết tháng hai
-
Em nghe anh thì trong ấm ngoài êm
Em nghe anh thì trong ấm ngoài êm
Không nghe, anh đánh anh chửi thì mềm như dưa -
Ơi người lấm tấm rỗ hoa
Ơi người lấm tấm rỗ hoa
Rỗ dăm ba nốt thật là rỗ xinh
Khen ai đồ rỗ cho mình
Rỗ tốt rỗ đẹp rỗ xinh rỗ giònDị bản
Những người lấm tấm rỗ hoa
Rỗ năm ba cái thật là rỗ xinh
Khen ai chia rỗ cho mình
Đễ duyên mình thắm, để tình ta say
-
Thương ai thương cả đường đi
Dị bản
Thương nhau thương cả dáng đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
-
Ăn cơm đúng bữa, bệnh chữa kịp thời
Ăn cơm đúng bữa
Bệnh chữa kịp thời -
Hồi nào em thề nguyện với qua
-
Xe không phanh mời anh đứng lại
Xe không phanh mời anh đứng lại
Không đứng lại đâm phải người ta
Mất tí da là ba đồng sáu
Mất tí máu là sáu đồng tư
Mất tí gân là gần chục bạcDị bản
Xe không phanh mời anh đứng lại
Xe có phanh mời anh đi luôn
-
Ôm duyên mà giữ bo bo
Ôm duyên mà giữ bo bo
Ai mua không bán, ai cho không thèm -
Cậu lính là cậu lính ơi
Cậu lính là cậu lính ơi
Tôi thương cậu lắm, nắng nôi thương hàn
Lính này có vua, có quan
Nào ai cắt lính cho chàng phải đi
Trời ơi sinh giặc mà chi
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân
Lấy nhau chửa được ái ân
Chưa được kim chỉ, Tấn Tần như xưa
Trầu lộc em phong lá dừa
Chàng trẩy mười bốn, em đưa hôm rằm
Rủ nhau ra chợ Quỳnh Lâm
Vai đỗ gánh xuống, hỏi thăm tin chồng
Xót xa như muối bóp lòng
Nửa muốn theo chồng, nửa bận con thơ -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đi sau ăn rau bà đẻ
-
Con gái là con người ta
Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về.
Chú thích
-
- Nội gia
- Trong nhà.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trẻ trồng na, già trồng chuối
- Na là loại cây lâu năm, muốn trồng na lấy quả thì phải trồng từ lúc trẻ. Còn chuối là loại cây một năm, sớm cho quả, người già trồng vẫn được hưởng thành quả của mình.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Rỗ
- Bề mặt bị lồi lõm lỗ chỗ. Mặt rỗ thường do nhiều sẹo nhỏ di chứng của bệnh đậu mùa, mụn...gây nên.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Tông chi
- Các chi trong một họ nói chung.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
-
- Kim thì
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim thì, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim ngân
- Vàng bạc (từ Hán Việt).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Quỳnh Lâm
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
-
- Nhau
- Nhau thai. Có nơi đọc là rau.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).