Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Hình nộm nang
    Đồ mã đan bằng tre uốn thành hình người, hay dùng trong các dịp ma chay.

    Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
    Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
    Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
    Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
    Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
    Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
    Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
    Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
    Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích

    (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

  2. Quá ưa
    Nhiều, quá lắm.
  3. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  4. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  5. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  6. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  7. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  8. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  9. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Bạo dái
    Kiêng sợ lắm; cũng có nghĩa là dái to. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình-Tịnh Paulus Của)
  12. Bạo đầu thì dại, bạo dái thì khôn
    Mới ban đầu mà táo bạo là dại, biết kiêng sợ dè dặt là khôn.
  13. Đẻ sau khôn trước
    Khen kẻ hậu sinh giỏi giang, thông minh.
  14. Văn tế
    Hay tế văn, một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, công đức của người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình (theo Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).

    Đọc văn tế

    Đọc văn tế

  15. Văn bia
    Một bài văn vần được khắc lên một tấm đá đúc với ý xưng tụng, kỉ niệm hoặc đánh dấu.

    Văn bia đề tên tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1727)

    Văn bia đề tên tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1727)

  16. Khôn văn tế, dại văn bia
    Văn tế thường được viết ra giấy để đọc trong đám tang, xong rồi đốt đi nên không ai nhớ. Văn bia khắc lên đá nên khó mất, phải chịu nhiều đàm tiếu thế gian.
  17. Văn ai
    Bài văn khóc thương người chết.
  18. Khái
    Con hổ.
  19. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  20. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).