Khi nào rừng An Lão hết cây,
Sông Lại Giang hết nước, thì qua đây mới dứt tình
Ở miền Trung nước ta có một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo là hát bài chòi. Lễ hội hát bài chòi được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi là gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”
Xem những bài ca dao được gắn thẻ "bài chòi" trên Ca dao Mẹ.
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trũ một tuần về ngay
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
(Truyện Kiều)
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Bình luận