Gương không có thủy gương mờ
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng
Mong sao nghĩa thủy tình chung
Cho thuyền cập bến, gương trong ngàn đời
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn
Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
Không tới lui thì ra chỗ từ nan
Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
Bình luận