Em đi tìm anh, nước mắt nhỏ úa ngọn cỏ vàng
Anh không tin đi thử mấy nẻo đàng mà coi
Em đi tìm anh, nước mắt nhỏ úa ngọn cỏ vàng
Anh không tin đi thử mấy nẻo đàng mà coi
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn
Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
Không tới lui thì ra chỗ từ nan
Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!
Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có một khu tháp Chăm gồm hai tháp Bắc và Nam ở cạnh nhau, nên được gọi là tháp Đôi. Gần đó hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, người dân gọi chung là cầu Đôi. Hình ảnh tháp Đôi và cầu Đôi đã đi vào một số bài ca dao, tượng trưng cho sự gắn bó sắt son của đôi lứa, vợ chồng.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
Bình luận