Đồng dao

  • A khùng

    A khùng
    Xách cái thùng đi đổ rác
    Gặp cảnh sát chạy te te
    Gặp cây me ăn vài cái
    Gặp nước đái uống vài tô
    Gặp xích lô nhảy lên liền
    Không có tiền nhảy xuống đất

  • Bốn thầy trò lên núi thỉnh kinh

    Bốn thầy trò lên núi thỉnh kinh
    Cái bụng chình ình là Trư Bát Giới
    Cái mặt phơi phới là quỷ Sa Tăng
    Cái mặt lăng nhăng là Đường Tam Tạng
    Cái mặt liều mạng là Tôn Ngộ Không
    Cái mặt có lông là Tam Thái Tử
    Cái mặt hung dữ là Hồng Hài Nhi
    Ai cầm cái li là Quan Âm Bồ Tát
    Ai cầm cái bát là Phật Tổ Như Lai
    Ai mà hay sai là Ngọc Hoàng Thượng Đế

  • Ngày xửa ngày xưa

    Ngày xửa ngày xưa
    Có mụ bán dưa
    Mủ ngồi mủ địt
    Có mụ bán thịt
    Mủ ngồi mủ hửi

    Dị bản

    • Ngày xửa ngày xưa
      Có con mẹ bán dưa
      Mẻ ngồi mẻ địt
      Có thằng cha bán thịt
      Chả ngồi chả nghe
      Có chị chèo ghe
      Chỉ ngồi chỉ hửi
      Có mẹ bán bưởi
      Mẻ ngồi mẻ la

  • Ngày xửa ngày xưa

    Ngày xửa ngày xưa
    Có mười ông vua
    Một ông tịt mít
    Chết một còn chín
    Một ông ị rín
    Chết một còn tám
    Một ông vốc cám
    Chết một còn bảy
    Một ông đái bậy
    Chết một còn sáu
    Một ông láu táu
    Chết một còn năm
    Một ông sâu răng
    Chết một còn bốn
    Một ông lở rốn
    Chết một còn ba
    Một ông ghẻ da
    Chết một còn hai
    Một ông thối tai
    Chết một còn một
    Một ông toét mắt
    Chết một là hết

  • Ngày xửa ngày xưa

    Ngày xửa ngày xưa
    Có mẹ bán dưa
    Bả cưa cái cẳng
    Bả nắn cái nồi
    Bả nhồi cục bột
    Bả lột miếng da
    Bả ca vọng cổ
    Bả nhổ cây bông
    Bả trồng cây chuối
    Bả muối con cá
    Bả đá trái banh
    Bả sanh thằng nhỏ
    Cái đầu đỏ đỏ
    Cái đít đen đen

    Dị bản

    • Ngày xửa ngày xưa
      Có con mụ bán dưa
      Bả cưa cái cẳng
      Bả nắn cái nồi
      Bả nhồi cục bột
      Bả lột miếng da
      Bả ca vọng cổ
      Bả nhổ cây bông
      Bả trồng cây chuối
      Bả muối con cá
      Bả đá con chó
      Bả đẻ thằng nhỏ
      Cái đầu đỏ đỏ
      Cái đít vàng khè

  • Ông trẳng ông trăng

    Ông trẳng ông trăng
    Xuống chơi với tôi,
    Có bầu có bạn,
    Có bát cơm xôi,
    Có nồi cơm nếp,
    Có nệp bánh chưng,
    Có lưng hũ rượu,
    Có khướu đánh đu,
    Thằng cu vỗ chài,
    Bắt trai bỏ giỏ,
    Cái đỏ ẵm em,
    Đi xem đánh cá,
    Có rá vo gạo,
    Có gáo múc nước,
    Có lược chải đầu,
    Có trâu cày ruộng,
    Có muống thả ao,
    Ông sao trên trời.

  • Súc sắc, súc sẻ

    Súc sắc, súc sẻ
    Nhà nào còn đèn, còn lửa
    Mở cửa cho anh em chúng tôi vào
    Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
    Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
    Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp
    Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
    Ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ
    Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành
    Những con như tranh, những con như vẽ

  • Mặc áo trái

    Mặc áo trái
    Lái ô tô
    Mang ba lô
    Về hỏi vợ
    Chạy ra chợ
    Mua thuốc lào
    Chạy ra rào
    Bổ cái bịch!

  • Chát xình xình

    Chát xình xình
    Bố thằng Bình
    Đi Liên Xô
    Quay xổ số
    Được nghìn hai
    Mua cái đài
    Còn nghìn mốt
    Mua xắc-cốt
    Còn năm trăm
    Mua dao găm
    Còn năm chục
    Mua súng lục
    Còn năm hào
    Mua cào cào
    Về nhắm rượu
    Còn năm xu
    Mua cu cu
    Về nấu cháo
    Chát xình xình

    Dị bản

    • Thằng cu Tí
      Đi chăn trâu
      Trâu ở đâu
      Nó không biết
      Bố nó đánh
      Mẹ nó can
      Ông công an
      Đến giải quyết
      Tôi không biết
      Chuyện gia đình
      Chát xình xình
      Bác thằng Bình
      Đi Liên Xô
      Trúng xổ số
      Được năm nghìn
      Mua quả mìn
      Còn năm trăm
      Mua dao găm
      Còn năm chục
      Mua cái đục
      Còn năm xu
      Mua con cu
      Về nhắm rượu
      Mua củ kiệu
      Về ăn cơm
      Mua bó rơm
      Về đốt đít
      Mua dao nhíp
      Về cạo lông
      Mua chăn bông
      Về cưới vợ.

Chú thích

  1. Khi đọc bài này, trẻ em thay "A" bằng tên của người mình muốn trêu chọc, ví dụ An khùng, Khương khùng, Tư khùng, Sơn khùng, Mai khùng, Chi khùng, Trí khùng vân vân.
  2. Trư Bát Giới
    Một trong ba đồ đệ phò tá Đường Tam Tạng đi Tây Thiên lấy kinh trong truyện Tây Du Ký. Vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên đình, vì say rượu và trêu ghẹo Hằng Nga mà y bị đày xuống hạ giới trong bộ dạng nửa người nửa lợn với tính cách lười biếng, tham ăn, mê sắc dục, và hay đố kị với Tôn Ngộ Không. Bát Giới có tổng cộng 36 phép biến hóa thần thông, sử dụng vũ khí là cái bồ cào.

    Trư Bát Giới

    Trư Bát Giới

  3. Sa Ngộ Tịnh
    Thường gọi là Sa Tăng, đồ đệ út (sau Tôn Ngộ KhôngTrư Bát Giới) của Đường Tam Tạng trong tiểu thuyết Tây Du Ký. Y vốn lãnh chức Quyển Liêm Đại Tướng trên thiên đình, chuyên coi rèm cho Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì say rượu đánh vỡ chén lưu ly ở hội Bàn Đào mà bị đày xuống sông Lưu Sa làm thủy quái, rồi sau được Đường Tăng thu phục, chuyên gánh đồ đạc và giữ ngựa Bạch Long trên đường thỉnh kinh. Sa Tăng có 18 phép thuật, giỏi chiến đấu dưới nước, và dùng vũ khí là một cây bảo trượng nặng 5.048 cân.

    Một hình vẽ Sa Tăng

    Một hình vẽ Sa Tăng

  4. Huyền Trang
    Thường gọi là Đường Tam Tạng hoặc Đường Tăng, một cao tăng sống vào thời Đại Đường ở Trung Quốc (nên cũng gọi là Đường Huyền Trang). Ông tên tục Trần Huy (Trần Vĩ hoặc Trần Y), sinh khoảng năm 602-604 tại Lạc Châu, huyện Câu Thị, tỉnh Hà Nam, quy y từ rất sớm. Ông là người đã sang Ấn Độ (thời ấy gọi là Tây Trúc) để học Phật pháp trong nguyên gốc tiếng Phạn và đem về phổ biến ở Trung Quốc. Chuyến đi Ấn Độ của ông được dân gian thần thoại hóa, và được Ngô Thừa Ân chép lại thành bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa. Trong truyện, Đường Tăng được mô tả là một người hiền lành nhưng nhu nhược và u mê, thường bị yêu quái đón bắt để ăn thịt.

    Hình vẽ Đường Tăng

    Hình vẽ Đường Tăng

  5. Tôn Ngộ Không
    Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.

    Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trên phim

    Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trên phim

  6. Na Tra
    Một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc như Tây du kýPhong thần diễn nghĩa. Ông là con út của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, em của Kim Tra và Mộc Tra (nên cũng gọi là Tam thái tử). Na Tra được miêu tả là một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng, môi đỏ, bản tính nóng nảy, thẳng thắn, tay cầm thương, tay cầm vòng càn khôn, chân đi bánh xe Phong Hỏa.

    Na Tra đại chiến Mỹ Hầu Vương

    Na Tra đại chiến Mỹ Hầu Vương

  7. Hồng Hài Nhi
    Một con yêu quái trong truyện Tây Du Ký. Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến Công chúa (Bà La Sát), có hình hài của một đứa bé nhưng đã trên ba trăm tuổi, ngụ ở Hỏa Vân Động. Hồng Hài Nhi là khắc tinh của Tôn Ngộ Không, đã đốt chết Tôn Ngộ Không một mạng tại núi Hồng Lĩnh. Sau Hồng Hài Nhi được Quan Âm thu phục, phong làm Thiện Tài Đồng Tử.

    Tạo hình Hồng Hài Nhi trên phim

    Tạo hình Hồng Hài Nhi trên phim

  8. Quan Âm bồ tát
    Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.

    Quan Thế Âm bồ tát

    Quan Thế Âm bồ tát

  9. Thích Ca
    Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.

    Phật Thích Ca

    Phật Thích Ca

  10. Ngọc Hoàng Thượng Đế
    Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.

    Hình tượng Ngọc Hoàng

    Hình tượng Ngọc Hoàng

  11. Câu này có nơi hát: Ai cầm cái chai là Ngọc Hoàng Thượng Đế hoặc Mười tám ngón tay là Như Lai Thần Chưởng.
  12. Nắc nẻ
    Tên gọi chung các loài bướm cỡ lớn, màu nâu, nhiều bụi phấn, thường bay về đêm, đập cánh phành phạch.
  13. Sơn ca
    Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.

    Chim sơn ca

    Chim sơn ca

  14. Nhất dương chỉ
    Một chiêu thức võ thuật xuất hiện trong các tác phẩm của Kim Dung, dồn nội lực vào một ngón tay (chỉ) để bắn ra.
  15. Nhị Thiên Đường
    Một nhãn hiệu dầu gió rất phổ biến ở miền Nam trước đây.

    Dầu gió Nhị Thiên Đường

    Dầu gió Nhị Thiên Đường

  16. Có nơi hát: Tam Quốc Chí.
  17. Tứ đổ tường
    Bốn món ăn chơi được xem là tệ nạn trong xã hội cũ, gồm yên (thuốc phiện), đổ (cờ bạc), tửu (rượu chè), sắc (trai gái, đĩ bợm).
  18. Ngũ vị hương
    Một loại gia vị hay dùng trong ẩm thực của Trung Hoa (nhất là Quảng Đông) và Việt Nam, gồm có năm vị: mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Ngũ vị hương đóng gói sẵn ở nước ta thường có: đại hồi, đinh hương, nhục quế, ngọc khấu, hồ tiêu, trần bì, hạt ngò, thảo quả, và hạt điều để tạo màu đỏ.

    Các nguyên liệu ngũ vị hương

    Các nguyên liệu ngũ vị hương

    Bột ngũ vị hương

    Bột ngũ vị hương

  19. Các chữ đầu trong bài đồng dao này lần lượt là các số từ 1 đến 6 theo âm Hán Việt (nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục). Mỗi câu từ 1 đến 5 là một vật hoặc việc quen thuộc trước đây, riêng câu 6 (Lục cơm nguội) là câu nói vui để trêu chọc học trò.
  20. Bí đao
    Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.

    Trái bí đao

    Trái bí đao

  21. Bí ngô
    Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.

    Bí đỏ

    Bí đỏ

  22. Củ ấu
    Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Củ ấu

    Củ ấu

  23. Mủ
    Mụ ấy.
  24. Địt
    Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  27. Khướu
    Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  28. Có bản chép: Chiếu.
  29. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  30. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  31. Giăng
    Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió
    Nhưng gặp người gió giăng

    (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  32. Tỉnh, sứ, huyện, nha
    Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
  33. Phủ
    Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  34. Đọc trại từ "con hạc".
  35. Giời
    Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  36. Lon tộn
    Lon có đáy vổng lên (tộn lên) hoặc lõm xuống (tộn xuống).
  37. Hẻo rằn
    Một giống gạo đỏ trước đây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên-Huế. Đây là giống gạo ngon, thường được xay xát vừa phải để còn lớp cám mỏng dính quanh hạt, và được dùng để nấu các món ăn đặc sản như cháo gạo đỏ cá bống thệ, bánh tráng gạo đỏ nước hến...

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

  38. Ốt dột
    Xấu hổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Từ này đôi khi được viết là oốc doộc.
  39. Mạ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  40. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  41. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  42. Mình ên
    Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
  43. Có bản chép: Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa.
  44. Rồng ấp
    Hay rồng phủ, giao long (交龍), một loại họa tiết cổ thường thấy trong các kiến trúc thời Lý, Trần, có hình hai con rồng quấn nhau hay đuôi xoắn vào nhau.

    Họa tiết rồng ấp trên cột đá chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh)

    Họa tiết rồng ấp trên cột đá chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh)

  45. Rồng chầu
    Một loại họa tiết cổ thường có hình cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu), cặp rồng chầu mặt nguyệt.

    Bệ chạm cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu) thời Lý

    Bệ chạm cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu) thời Lý

  46. Có bản chép: Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ.
  47. Có bản chép: những con như rối.
  48. Ngày xưa, vào những ngày gần Tết, trẻ con trong làng thường họp thành đoàn, rủ nhau đi chúc Tết xin tiền, vừa đi vừa lúc lắc cái ống tre đựng tiền, đến từng nhà hát bài đồng dao này.
  49. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  50. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  51. Thuốc lào
    Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữĐồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.

    Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.

    Hút thuốc lào bằng ống điếu

    Hút thuốc lào bằng ống điếu

  52. Bổ
    Ngã (phương ngữ Trung Bộ).
  53. Nón cời
    Nón lá rách, cũ.

    Đội nón cời

    Đội nón cời

  54. Xắc cốt
    Cái túi đeo, đọc theo từ "Sacoche" tiếng Pháp, thường làm bằng da, có khóa bấm. Cán bộ miền Bắc trước đây thường mang loại túi này.

    Xắc cốt

    Xắc cốt

  55. Hào
    Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.

    Tiền giấy năm hào

    Tiền giấy năm hào

  56. Cu cu
    Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
  57. Hai câu này có dị bản là:

    Ăn quả dâu
    Về đau bụng

  58. Củ kiệu
    Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...

    Củ kiệu muối

    Củ kiệu muối