Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Thanh tre, nứa hoặc gỗ nhỏ và dại được đặt dọc trên mái nhà để đỡ và buộc những tấm lợp hoặc ngói bên trên.

    Rui mè

    Rui mè

  2. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  3. Quá ưa
    Nhiều, quá lắm.
  4. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  5. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  6. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  7. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  8. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  9. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  10. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  13. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  14. Tháng ba thì giá vải rẻ, mua về bán sẽ dễ có lời.
  15. Nhà ngói, cây mít
    Nhà lợp ngói thì bền, ít phải sửa chữa, cây mít thì trồng một lần được ăn quả nhiều lần. Chỉ nhà giàu có, có cơ sở vững chắc.
  16. Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
    Bốn người được cho là giàu nhất Sài Gòn (cũng như cả Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương) vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20:

    - Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
    - Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
    - Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
    - Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.

    Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).

  17. Mồ côi.
  18. Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
    “Người nghèo khổ thì phải nhịn không dám cãi lại người ta vì mình không có tiền; trẻ mồ côi thì phải nhịn, không dám tranh lấy phải mà đành phải chịu rằng mình trái lẽ, vì không có thế lực.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
  19. Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
    Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
  20. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."