Hệ thống chú thích

  1. Vệ quốc
    Bảo vệ đất nước.
  2. Vẽ rắn thêm chân
    Từ thành ngữ Hán-Việt Họa xà thiêm túc 畫蛇添足, chỉ việc làm thừa thãi, vô nghĩa. Theo Chiến Quốc sách: Nước Sở có người cúng xong, cho bọn người nhà một nậm rượu. Bọn người nhà bảo nhau: "Mấy người uống thì không đủ, một người uống thì dư. Hãy thi vẽ rắn trên đất, ai vẽ xong trước thì được uống." Một người vẽ xong trước, lấy rượu uống, tay trái cầm nậm, tay phải vẽ thêm vào hình con rắn, bảo: "Tôi có thể vẽ thêm chân." Vẽ chưa xong thì một người khác đã vẽ xong rắn, giật lấy nậm rượu, bảo: "Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?" Rồi uống hết nậm rượu. Thế là người vẽ rắn thêm chân kia mất rượu uống.
  3. Vè xin xâu
    Nói về phong trào kháng thuế ở miền Trung năm 1908, khởi đầu từ Quảng Nam do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng, sau lan ra khắp các tỉnh miền Trung. Xem thêm trên Wikipedia.
  4. Vện
    (Chó) có vằn trên lông màu vàng xám.

    Chó vện

    Chó vện

  5. Vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy
    Việc dễ dàng, nhẹ nhàng: Tay áo sô rộng dễ vén; Nhà táng bằng giấy dễ cháy.
  6. Vên vên
    Một loại cây gỗ họ Dầu, có thể cao 30-40m. Gỗ vên vên có màu trắng hơi vàng, mịn mặt, dùng làm nhà, đóng đồ đạc hoặc có thể bóc thành lá mỏng để làm gỗ dán.
  7. Vênh
    Cong lên một bên.
  8. Véo
    Cấu, nhéo (phương ngữ Bắc Bộ).
  9. Vespa
    Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  10. Vi
    Vây.
  11. Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành .
  12. Nể (từ cổ).
  13. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  14. Vị
    Nể nang (từ cổ).
  15. Ví bằng
    Nếu, giả sử (ít dùng hoặc chỉ thường được dùng trong văn chương).

    Ví bằng thú thật cùng ta
    Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên

    (Truyện Kiều)

  16. Vi cá
    Vây cá mập, được xem là món ăn bổ dưỡng, quý hiếm, và rất đắt đỏ.
  17. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  18. Vĩ Dạ
    Một địa danh thuộc Huế. Tên gốc của làng là Vĩ Dã, từ cách phát âm của người dân Huế mà dần trở thành Vĩ Dạ. Làng Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    Toàn cảnh thôn Vĩ Dạ ngày nay

    Toàn cảnh thôn Vĩ Dạ ngày nay

  19. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  20. Vi Rồng
    Một thắng cảnh thuộc thôn Long Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay. Đây là một ghềnh đá nhô ra biển chừng 20m, chính giữa hòn đá lớn nhô lên, ngày đêm nước biển xô vào rồi lại trào ra miệng như rồng phun nước trắng xóa. Mũi Vi Rồng là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bình Định.

    Bãi Bàng thuộc mũi Vi Rồng, Bình Định

    Bãi Bàng thuộc mũi Vi Rồng, Bình Định