Hệ thống chú thích

  1. Việc lí hương
    Việc làng (lí và hương đều có nghĩa là làng. Ngày xưa gọi một khu 12.500 nhà là hương, 25 nhà gọi là lí).
  2. Việc quan
    Việc hành chính nhà nước.
  3. Viền
    Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Viên An
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Địa hình Viên An chủ yếu là kênh rạch chằng chịt, nhiều rừng tràm, đướcsú vẹt.
  5. Viện cơ mật
    Cơ quan đặc trách tham khảo những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và bí mật, nhất là về quân sự, đứng đầu gồm bốn vị đại thần từ tam phẩm trở lên. Viện được thành lập sau vụ Lê Văn Khôi nổi loạn. Thời vua Duy Tân, viện được đổi tên thành phủ Phụ Chính. Do những biến cố lịch sử, viện bị di dời nhiều lần, cuối cùng chuyển về chùa Giác Hoàng, họp cùng với tòa Giám sát (của Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi chung là Tam tòa.

    Voi chầu trước cổng Viện cơ mật

    Voi chầu trước cổng Viện cơ mật

  6. Việt
    Một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, được biết đến với việc Việt vương Câu Tiễn nuôi chí phục quốc, đánh bại vua Ngô là Phù Sai. Đến thời Chiến Quốc, Việt bị Sở tiêu diệt.
  7. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    Tên một nhà nước được Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập năm 1945, tồn tại cho đến sau 1976 thì sáp nhập với nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xem thêm.

    Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

  8. Việt Nam Quốc dân đảng
    Một đảng phái do Nguyễn Thái Học lập ra vào ngày 25 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội. Đảng đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, tấn công vào một số tỉnh và thành phố trọng yếu ở miền Bắc nhằm lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp, xây dựng Việt Nam theo chính thể cộng hòa. Cuộc khởi nghĩa thất bại; Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính cùng 11 bạn đồng chí khác bị chém đầu. Từ năm 1931, Đảng trải qua một số giai đoạn phát triển, nhưng hiện nay chủ yếu chỉ hoạt động theo phương thức vận động chính trị ở nước ngoài.
  9. Viết tháu
    Hay viết thảo, viết chữ Nôm theo lối thảo thư (một lối viết chữ Hán rất khó đọc) để ghi chép thật nhanh. Về sau hiểu là viết ngoáy, viết nhanh cho kịp.
  10. Việt Trì
    Tên một thành phố thuộc tỉnh Phú Thọ, được xem là nơi quê cha đất tổ, là kinh đô đầu tiên của nước ta. Nơi đây có khu di tích đền Hùng và đền Mẫu Âu Cơ, gắn liền với truyền thuyết về các vua Hùng. Hàng năm, vào mùng mười tháng ba âm lịch, người dân khắp nơi lại về dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Việt Trì còn được gọi là "thành phố ngã ba sông" vì tại đây sông Lô và sông Đà đổ vào sông Hồng.

    Một góc khu di tích Đền Hùng

    Một góc khu di tích Đền Hùng

  11. Việt Yên Hạ
    Tên nôm là Kẻ Hạ, một làng nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây từ lâu là đất khoa bảng, có nhiều con em học hành đỗ đạt. Kẻ Hạ cũng là đất có hai ngành nghề truyền thống nổi tiếng là dệt lụa và làm nón.
  12. Vịnh
    Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.

    Vịnh Cam Ranh thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

    Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.

  13. Vinh
    Tươi tốt, vẻ vang (từ Hán Việt).
  14. Vinh Ba
    Một thôn nay thuộc xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, có nghề truyền thống là đan lát. Hiện nay thôn Vinh Ba đã phát triển thành một làng nghề thủ công mĩ nghệ của tỉnh.

    Đan hàng mĩ nghệ tại Vinh Ba

    Đan hàng mĩ nghệ tại Vinh Ba

  15. Vĩnh Bảo
    Tên một huyện chuyên về nông nghiệp thuộc tỉnh Hải Phòng. Vĩnh Bảo có nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, dệt thảm, chiếu cói, mây tre đan, tạc tượng, sơn mài, điêu khắc gỗ, thêu mỹ nghệ, thuốc lào...

    Trồng cây thuốc lá ở Vĩnh Bảo

    Trồng cây thuốc lá ở Vĩnh Bảo

  16. Vĩnh Bình
    Địa danh nay thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
  17. Vĩnh Điện
    Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  18. Vĩnh Điện
    Tên một cây cầu bắc ngang qua sông Vĩnh Điện, thuộc thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

    Cầu cũ Vĩnh Điện

    Cầu cũ Vĩnh Điện

  19. Vĩnh Đoài
    Cũng gọi là Vĩnh Mỗ, một làng nằm ở phía Tây thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng có truyền thống làm nghề mộc, có nhiều thợ giỏi và lành nghề, đặc biệt có kĩ thuật dát giường và đóng giường tre rất đẹp.
  20. Vinh hiển
    Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.