Hệ thống chú thích

  1. Thôn lân
    Làng xóm láng giềng (từ Hán Việt).
  2. Thon von
    Cô độc, không người thân thích (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Thõng
    Như cái chĩnh, miệng hẹp, kích cỡ không lớn lắm.
  4. Thông
    Màu lam tối nhạt.

    Khăn màu thông.

    Khăn màu thông.

  5. Thông
    Tên loài cây thân gỗ, thẳng và cao, thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), nhựa thơm, quả nón, thường mọc trong các rừng rậm nhiệt đới khắp nước ta. Trong quan niệm Nho giáo, thông cũng tượng trưng cho người quân tử.

    Đồi thông Đà Lạt

    Đồi thông Đà Lạt

  6. Thông Bảo
    通寶, hai chữ thường thấy nhất trên các đồng tiền ngày trước, nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ này xuất hiện lần đầu tiên trong tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm 621.
  7. Thông Lãng
    Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
  8. Thong manh
    (Mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn có vẻ như bình thường.
  9. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  10. Thống nồng
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thống nồng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  11. Thống phúc
    Đau bụng (chữ Hán).
  12. Thõng thòng thòng
    Thõng xuống, trễ xuống.
  13. Thốt
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thốt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  14. Thốt nốt
    Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.

    Cây thốt nốt

    Cây thốt nốt

  15. Thốt Nốt
    Địa danh nay là một quận thuộc thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ, đình và một số công trình, địa điểm khác cùng mang tên Thốt Nốt, nhưng lại không có cây thốt nốt.
  16. Thủ
    Đảm nhận, gánh vác một công việc nào đó.
  17. Thủ
    Đầu (từ Hán Việt).
  18. Thú
    Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
  19. Thứ
    Tương đương vớp "lớp," một cách phân đoạn trong các vở tuồng, cũng được dùng trong văn thơ ngày trước.

    Đoạn này tới thứ Nguyệt Nga
    Ở đây tính đă hơn ba năm rồi
    (Lục Vân Tiên)

  20. Thu ba
    Sóng mùa thu (chữ Hán). Thường được ví hoặc phiếm chỉ mắt người con gái (trong sáng, lấp lánh như sóng mùa thu).