Hệ thống chú thích
-
- Rắn nước
- Tên chung của một số giống rắn không có nọc độc, sống dưới nước, thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá nhỏ...
-
- Rần rần
- Đông đảo, ồn ào.
-
- Rắn rằn ri
- Một loài rắn nước, có nhiều loại, phổ biến nhất là rằn ri cá, rằn ri voi, rằn ri cóc, rằn ri chệch... Rằn ri thường được chế biến thành các món ăn dân dã như rắn xào dừa, rắn nướng, cháo rắn...
-
- Rắn rằn ri cá
- Là loài rắn nước phổ biến, ăn đêm, sống bán thời gian dưới nước, cư trú ven sông nước ngọt, ao hồ, kênh lạch và các đầm lầy. Rắn rằn ri cá có đầu to, rộng và thân to, chắc, với các vảy gồ lên. Trên đỉnh đầu có những hoa văn như hình mặt nạ màu trắng. Thân màu nâu đỏ nhạt với nhiều vạch ngang màu vàng nhạt viền đen, nhưng nhạt dần sang màu nâu xám ở các con rắn già. Phần bụng màu trắng có những chấm tròn đen nhỏ. Thức ăn chính cùa loài này là cá và ếch nhái.
-
- Rắn rằn ri cóc
- Một loại rắn nước thuộc họ rắn rằn ri, phân bố ở các thủy vực thuộc hệ sinh thái nhiệt đới, da màu vàng như màu đất phèn, nhám, đầu ngắn và to, ăn các loại cá và động vật nhỏ.
-
- Rắn ráo
- Một loại rắn nước không độc, sống ở nơi ẩm ướt thuộc đồng bằng hoặc rừng núi, thức ăn chính là ếch, nhái, chuột... Rắn ráo thường được bắt để ngâm rượu.
-
- Rắn râu
- Một loài rắn độc, nhưng lượng nọc và độc tố không đủ để gây nguy hiểm cho con người. Rắn râu sống ở vùng nước của nhiều địa phương thuộc miền Nam. Đặc điểm nổi bật của rắn râu là từ đầu mũi mọc ra hai xúc tu trông như hai sợi râu. Cặp "râu" này có tác dụng như một loại mồi nhử thu hút các loài cá đến gần.
-
- Rắn roi
- Một loại rắn có thân hình nhỏ nhưng rất dài (có lẽ vì vậy mà có tên là rắn roi), đầu khá to so với cơ thể. Rắn roi không độc, khá hiền lành, ít khi tấn công người. Điểm đặc biệt là rắn roi có khả năng thay đổi màu sắc thành vàng, xám, lục... cho phù hợp với môi trường sống.
-
- Rắn rồng
- Còn có tên là rắn hổ ngựa hoặc rắn sọc dưa. Rắn cỡ lớn, lưng có sọc, sống trên cạn, thường gặp ở đồng bằng và trung du, không độc, song rất dữ, dễ bị kích thích. Rắn rồng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm và có tập tính săn đuổi mồi (chủ yếu là chuột, thằn lằn hoặc ếch nhái).
-
- Rắn trun
- Một loại rắn tương đối phổ biến ở nước ta, đặc biệt thường được tìm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long. Rắn trun là loài rắn lành, không độc, thân mình có khoang trắng xen kẽ khoang đen, đào hang sống dưới đất hay sống dưới các tầng rơm, lá mục. Điểm đặc biệt nhất trên thân mình rắn trun là chiếc đuôi bẹt, ngắn và nhọn, khi gặp nguy hiểm thì cong dựng lên. Chính vì đặc điểm này mà một số người cho rằng rắn trun có hai đầu, hay là đuôi rắn trun chứa nọc độc có thể gây chết người.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rạng
- Hoa mắt (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ráng
- Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ráng
- Một loài dương xỉ lớn thường mọc thành bụi ở bờ kinh rạch, trong các rừng ngập mặn. Chồi, bẹ và lá ráng non được chế biến thành các món luộc hoặc xào. Cọng lá khô thì cứng và lâu mục nên được dùng bó chổi, làm chà thả xuống ao đầm nuôi cá. Thân lá được dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
-
- Răng chừ
- Bao giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
- Chỉ những người răng hô (vẩu).
-
- Rằng la
- Rầy la.