Hệ thống chú thích

  1. Rằm
    Ngày thứ 15 trong tháng âm lịch.
  2. Rậm
    Đông, nhiều, dày.
  3. Rậm người hơn rậm cỏ
    Thà có đông người ở còn hơn bỏ hoang.
  4. Rận
    Loại côn trùng nhỏ, thân dẹp, không cánh, hút máu, sống kí sinh trên người và một số động vật.
  5. Ràn
    Chuồng trâu, chuồng bò (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  6. Rạn
    Đá ngầm hoặc nhô trên mặt sông hoặc mặt biển, gây nguy hiểm cho thuyền bè.
  7. Ran
    Vang, lan khắp mọi nơi. Cũng nói là rân.
  8. Rắn bông súng
    Một loài rắn nước không có độc, sống phổ biến ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta. Thân rắn có màu xám hoặc màu ôliu, giữa sống lưng có sọc kẻ màu nâu, hai bên mình lại có những sọc nhạt xen kẽ lằn đen nhỏ. Bụng màu trắng hoặc vàng với một đường nằm ở chính giữa sậm màu hoặc một dãy chấm tròn. Rắn bông súng là một loài rắn hiền lành sống ở ao hồ hay đầm lầy nước ngọt, thức ăn chính của chúng là cá.

    Rắn bông súng.

    Rắn bông súng (nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam).

  9. Rạn Cam
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rạn Cam, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Rắn cạp nia
    Còn gọi rắn mai gầm bạc, rắn đen trắng, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc. Đây là loài rắn lớn, chiều dài từ 1 mét trở lên, lưng có khoanh màu đen xanh hay nâu sẫm xen với khoanh màu trắng hay trắng vàng, khoanh trắng hẹp hơn khoanh đen, sống lưng tròn, không có gờ nổi như rắn cạp nong. Rắn cạp nia thường ở nơi cao ráo, gần nước như bờ thửa, ven đường, bờ mương... Rắn cạp nia chậm chạp, ăn đêm, chúng ăn chạch, lươn, chuột và cả rắn khác, thường chỉ cắn người khi bị tấn công. Nọc rắn cạp nia rất độc, độ độc gấp 4 lần nọc độc của rắn hổ mang.

    Rắn cạp nia

    Rắn cạp nia

  11. Rắn chàm oạp
    Còn gọi là rắn chàm quạp, một loài rắn rất độc dài khoảng một mét, hoa văn trên thân hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt. Loài rắn này thường sống ở những khu đất rùng thấp, khô ráo, kiếm ăn đêm, thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Thức ăn của chúng là ếch, nhái, đôi khi là cả các loài gặm nhấm, chim và các loài rắn khác.

    Rắn chàm quạp (chàm oạp)

    Rắn chàm quạp (chàm oạp). Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam

  12. Rắn giun
    Một loại rắn lành, bề ngoài giống giun đất trưởng thành nên thường bị nhầm lẫn là giun, nhưng thân không phân đốt và có xương sống, có vảy, đầu ngóc lên khi bò. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, mối. Thức ăn chủ yếu là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối.

    Rắn giun

    Rắn giun

  13. Rạn Gõ, Rạn Đập, Rạn Hồ
    Các địa danh thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. "Rạn" là những hòn núi đá nhỏ nhô lên giữa biển.
  14. Rắn hổ
    Tên chung của một số loài rắn độc. Ở Việt Nam, họ rắn hổ gồm 9 loài: rắn cạp nia thường, rắn cạp nia nam, rắn cạp nia bắc, rắn cạp nong, rắn hổ mang, đẻn gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang xiêm.

    Rắn cạp nia

    Rắn cạp nia

  15. Rắn hổ chuối
    Còn gọi rắn ráo, rắn săn chuột, hoàng tiêu xà. Là loài rắn rất độc, sống ở nơi ẩm ướt như đầm lầy, ao hồ. Rắn có thân mình khoanh đen trắng, bơi lặn rất giỏi, thức ăn chủ yếu là cá. Khi bơi lặn trong nước, khoanh màu trắng rất mờ nên nhiều người nhìn nhầm thành con cá chuối, vì vậy có tên là hổ chuối.

    Hổ chuối

    Hổ chuối

  16. Rắn hổ hành
    Còn gọi là rắn mống, một loài rắn có lớp vảy phát ra ngũ sắc dưới ánh nắng. Lưng rắn có màu nâu hay nâu ánh đỏ hoặc ánh đen, phần bụng có màu xám trắng. Rắn hổ hành là động vật chuyên đào bới, phần lớn thời gian sống chui rúc, chỉ bò ra vào lúc chạng vạng để kiếm thức ăn là các loài ếch nhái, rắn và thú nhỏ. Chúng không có nọc độc và giết chết con mồi bằng cách quấn và co cơ giống như trăn.

    Rắn hổ hành

    Rắn hổ hành

  17. Rắn lục
    Loại rắn cực độc, trọng lượng chỉ trên dưới 300gam và dài 30cm đối với con trưởng thành. Thường gặp là rắn lục xanh có đầu hình tam giác, phủ tấm nhỏ. Lưng có màu xanh lá cây, bụng nhạt hơn lưng. Có nhiều loại rắn lục như: rắn lục xanh, rắn lục đuôi đỏ, rắn lục sừng, rắn lục núi...

    Rắn lục xanh

    Rắn lục xanh

  18. Rắn mái gầm
    Loại rắn độc có kích thước khá lớn, dài trên một mét khi trưởng thành. Đầu to, trên đầu có dấu hiệu giống như một mũi tên màu vàng, mắt nhỏ màu đen. Thân rắn có khoanh đen và vàng xen kẽ, giữa lưng có gờ nổi dọc theo xương sống. Đây là một trong những loài rắn cực độc, nọc độc có thể giết chết nạn nhân trong vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Rắn mái gầm chậm chạp, ít khi chủ động tấn công con người, thức ăn của chúng là rắn khác, cá, ếch, trứng rắn. Loài rắn này có nhiều tên khác như mai gầm, cạp nong, hổ lửa...

    Rắn mái gầm

    Rắn mái gầm

  19. Rắn mỏ rọ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rắn mỏ rọ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Rắn mối
    Tên một loài bò sát có hình dáng giống thằn lằn nhưng to hơn nhiều. Theo kinh nghiện dân gian, thịt rắn mối có thể trị bệnh hen suyễn, chữa suy dinh dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng tốt với bệnh đau nhức xương khớp, giật kinh phong... Ở một số vùng, người dân còn bắt rắn mối làm thức ăn.

    Rắn mối

    Rắn mối