Hệ thống chú thích

  1. Noi
    Đi (từ cổ).
  2. Nòi
    Dòng giống.
  3. Nồi
    Nùi (phương ngữ Nam Bộ).
  4. Nồi bảy, nồi ba
    Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
  5. Nồi bộng
    Nồi đất cỡ to, miệng rộng (phương ngữ).
  6. Nồi bung
    Thứ nồi rất to.
  7. Nồi chõ
    Nồi hai tầng, tầng trên có lỗ ở đáy, dùng để đồ xôi (hấp gạo nếp cho chín thành xôi).

    Nồi chõ

    Nồi chõ

  8. Nói cho Pháp nghe
    Nói ba hoa, khoác lác vì nghĩ người ta không hiểu.
  9. Nói chuyện đưa đò
    Nói cho qua chuyện, có ý chòng ghẹo, không thật tâm (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Nồi da nấu thịt
    Có bản chép "nhồi" và biến nghĩa câu thành ngữ này theo hướng hình tượng hơn, trực tiếp hơn. Điển tích ghi lại cho thấy "nồi da nấu thịt" lại xuất phát từ chuyện thợ săn ngày xưa đi săn phải làm thịt thú ăn ngay giữa rừng. Vì không có nồi, họ thường lột da thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà hại lẫn nhau.
  11. Nói dóc
    Nói khoác, nói dối (phương ngữ Nam Bộ).
  12. Nói đơn nói phung
    Nói ra nhiều thế, kẻ nói nhẹ người nói nặng, không hiệp lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của; xem thêm Phong)
  13. Nội gia
    Trong nhà.
  14. Nồi gọ
    Chỗ phình rộng ra trong hang rắn hay hang cá trê.
  15. Nồi hai
    Nồi nấu được hai lon gạo.
  16. Nói hành
    Nói xấu về người khác.
  17. Nội Hoàng
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
  18. Nói khó
    Nói chuyện riêng, chuyện vãn cùng nhau (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
  19. Nói không
    Khoác lác, nói mà không làm, nói cho có.
  20. Nồi năm, nồi mười
    Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi năm nấu được năm lon gạo, nồi mười nấu được mười lon.