Hệ thống chú thích

  1. Nỏ
    Khô ráo.
  2. Nờ
    Này (phương ngữ miền Trung)
  3. Nô bộc
    Một trong số mười hai cung của tử vi, thể hiện mối quan hệ của bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc đối với thân chủ.
  4. Nỏ can chi
    Không can hệ gì (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Nỏ chộ
    Không thấy (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Nở Đường Sau, đau chùa Dận
    Tương truyền bà Phạm Thị Ngà, mẫu thân vua Lý Thái Tổ, ngụ tại xóm Đường Sau, nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, lúc đầu bán hàng nước, sau làm thủ hộ ở chùa Dận. Đến ngày sinh nở, bà vẫn ở chùa Dận, đau mãi không đẻ được bèn trở về nhà. Đến cánh đồng Đường Sau thì bà sinh.
  7. Nỏ mần chi
    Chẳng làm gì (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Nỏ mồm
    Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
  9. Nỏ nang
    Đảm đang, lanh lợi (từ cổ).
  10. No nào
    Chừng nào, phải chi (phương ngữ Nam Bộ).
  11. Nở ngày
    Một loài cây thân cỏ lâu năm, cho hoa màu tím. Cây nở ngày thường được trồng làm cây cảnh, ngoài ra còn có thể dùng làm thuốc trị hen và các chứng ho.

    nở_ngày

  12. Nỏ thà
    Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Nỏ thiết mô
    Không ham đâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  14. Nô-xờ
    Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
  15. Nốc
    Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
  16. Nọc
    Cọc cắm xuống đất để dây trầu quấn mà mọc lên.

    Nọc ở vườn trầu

    Nọc ở vườn trầu

  17. Nọc
    Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.

    Nọc

    Nọc

  18. Nốc đăng
    Làm nghề chài lưới. Xem chú thích nốcđăng.
  19. Nóc nhà xa hơn cửa chợ, lồn vợ gần hơn mả cha
    Nóc nhà dột mà thì không lo sửa mà chợ thì đi mãi. Mồ cha thì không thăm viếng, chăm sóc mà tối ngày thích quấn quít, gần gũi vợ. Đây là câu chê trách thói đời.
  20. Nói
    Hỏi cưới (phương ngữ).