Anh về cắm nọc căng dây
Bên ni, bên nớ tìm thầy học thêm
Học anh rồi lại học em
Để khỏi mang tiếng ngày đêm luyện mài
Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Không ngon cũng bánh lá gai
-
Xét ra cho kĩ sự đời
-
Đi đàng phải bịt khăn đen
-
Lội suối trèo non
-
Một anh để em ra
-
Đi đâu mà vội mà vàng
Đi đâu mà vội mà vàng
Ngã năm bảy cái lại càng thêm lâu -
Khen ai bày đặt cho chàng
Khen ai bày đặt cho chàng
Lá xanh thì rụng, lá vàng trên cây -
Trên chùa có tiểu mười ba
Trên chùa có tiểu mười ba,
Sư ông mười bốn, vãi già mười lăm,
Muốn cho một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.Dị bản
Nay mười tư, mai lại mưởi rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chủa
Lên chùa thấy tiểu mười ba,
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm,
Mong sao một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.
-
Gái này là gái chả vừa
-
Đêm nằm đắp chiếu bịt bùng
-
Vai mang bức tượng dặn lòng
Vai mang bức tượng dặn lòng
Thấy ai nhan sắc tránh vòng cho xa -
Cây cao gió vật gió vờ
Cây cao gió vật gió vờ
Chẳng bằng cây thấp gió đưa dịu dàng -
Ăn được ngủ được là tiên
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùngDị bản
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
-
Bóng trăng khi khuyết khi tròn
Bóng trăng khi khuyết khi tròn
Của đời chơi mãi có mòn được đâu. -
Mũi dại thì lái phải mang
-
Lợn bột thì thịt ăn ngon
-
Trăng lên khuất bóng cây dừa
Trăng lên khuất bóng cây dừa
Làm thân con gái phải chừa đi đêm -
Trót sanh làm phận nữ nhi
-
Măng lên khỏi đất thành tre
Măng lên khỏi đất thành tre
Dặn em cặn kẽ đừng nghe lời người
Chú thích
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Điều.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Cu.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Nghèo.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Chợ Quán
- Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
-
- Chợ Cầu Kho
- Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
-
- Vi
- Vây.
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Lợn bột
- Lợn đã bị hoạn (thiến), nuôi để lấy thịt.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)