Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Biết ai là khó, ai giàu
Biết ai là khó, ai giàu
Mà em đưa duyên đi chọn, cho rầu duyên đi -
Ba trăng là mấy mươi hôm
-
Trộm vàng trộm bạc cho cam
Trộm vàng, trộm bạc cho cam
Trộm một nắm cám cũng mang tiếng đời -
Trời sinh trái mít có gai
Trời sinh trái mít có gai
Con hư tại mẹ dẫn trai vào nhà -
Trồng tre trồng trúc trồng dừa
-
Tướng người trán ngắn đầu to
Tướng người trán ngắn, đầu to
Quanh năm chỉ biết chăn bò, chăn trâu -
Biết ai đặng gửi má đào
-
Trách ai thói ở vô nghì
-
Làng ta mười tám ông nghè
-
Cái vòng danh lợi cong cong
Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào -
Đầy tớ thì đi xe hơi
-
Ngày đêm trông bóng trăng tàn
-
Làm anh ăn trước bước đầu
-
Khi vui miếng thuốc miếng trầu
-
Em nghĩ thân em như kiếng lấm lem cát bụi
-
Trò ơi gắng học cho hay
-
Con gái phú ông không chồng mà chửa
-
Được mùa chê gạo vô hơi
Được mùa chê gạo vô hơi
Mất mùa ăn cám trời ơi hỡi trời -
Ấu nào ấu lại tròn, bồ hòn nào bồ hòn lại méo
Chú thích
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Tía
- Màu tím đỏ.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Cầu Long Biên
- Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Ngõ hầu
- Rồi mới có thể, sao cho đạt được (từ cũ).
"Thôi thì ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được với luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ..." (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Kiếng
- Kính (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Phú ông
- Người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày xưa.
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.