Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
Cha mẹ để của bằng non
Không bằng để đức cho con ở đời.
Xin anh đừng thắm chớ phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Làm người có miệng, có môi
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười
Trời sanh con mắt là gương
Người ghét ngó ít, người thương ngó hoài
Những người tí hí mắt lươn
Trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người
Mấy người con mắt ốc nhồi
Giỏi tài đánh vợ, đập nồi đập niêu.
Cô kia má phấn môi son
Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng người
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng
Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng cả làng điếc tai
Đàn ông miệng móm thì tài
Đàn bà miệng móm thì trai vô nhà
Người khôn đón trước rào sau
Để cho người dại biết đâu mà dò
Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài
Da đen duyên lậm vào trong
Mấy người da trắng duyên bong ra ngoài
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…