Lúc sống thời chẳng cho ăn
Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi
Lúc sống thời chẳng cho ăn
Dị bản
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy
Đi ô chẳng biết cầm ô
Thà rằng đội váy bà đồ cho xong!
Ngày sau con tế ba bò
Sao bằng lúc sống con cho lấy chồng
Duyên anh hay là phận tôi
Buôn trầu gặp nắng, buôn vôi mưa dầm
Ai ơi đừng lấy thợ câu
Cái tay thì thối, cái đầu thì hôi
Chiều chiều xách giỏ mua nồi
Mua thì không có, em ngồi em lo
Chạy lên trên xóm dưới đò
Làng đơm không có, làng mò cũng không
Ở nhà, chồng đứng chồng trông
Em ngồi em khóc, ơi chồng chồng ơi!
Vốn tôi có máu đau hàm
Cơm ăn thì đỡ, việc làm thì đau
Người sao có bệnh đau hàm
Lúc ăn thời khỏi, lúc làm thời đau
Vốn tôi có máu đau hàm,
Hễ ăn thì được, hễ làm thì đau
Vốn anh là vốn buôn nồi
Trượt chân một cái, lỗ lời anh đi
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà bỏ túi bạc mà mang túi chì
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Bà cốt đánh trống long tong
Nhảy lên nhảy xuống như ong đốt lồn
Ai mà lấy thúng úp voi
Úp sao cho khỏi lòi vòi lòi đuôi
Con gái lấy phải chồng già
Cầm bằng con lợn cọp tha vào rừng
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
(Ông phỗng đá - Nguyễn Khuyến)
- Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Ký (nay thuộc Hà Nam), Duyện (nay thuộc Sơn Đông), Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương), Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông), Dương (?), Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng tây), Dự (nay thuộc Hà Nam), Lương (?), Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).
- Theo Nhĩ nhã, chín châu gồm có: Ký, U, Duyện, Dinh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung.
- Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Ký, U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên), Tình, Duyện, Thanh, Dương, Kinh, Dự, Ung.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.