Còn tiền chán vạn người mời
Hết tiền anh đứng trông trời thở than
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Cà thâm bỏ góc chạn
-
Khuyển ưng hai gã Khải Hoan
-
Gớm thay thời buổi Tây, Tàu
Gớm thay thời buổi Tây, Tàu
Bỏ đường trung nghĩa, ham cầu lợi danh -
Kèn Tây đã thổi tò le
-
Nước trong thấy đá, cá lội thấy hình
-
Quan trên ơi hỡi quan trên
Quan trên ơi hỡi quan trên
Hiếp dân ăn chặn, chỉ biết tiền mà thôi -
Bảy mươi mười bảy bao xa
Bảy mươi mười bảy bao xa
Bảy mươi có của mười ba cũng vừa -
Bảy mươi chống gậy ra đi
Bảy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đang thì không chơi
Bảy mươi chống gậy ra ngồi
Xuân ơi xuân có tái hồi được chăng -
Càng già càng nhẹ phao câu
Càng già càng nhẹ phao câu
Càng lên xuống tiện, càng mau nhịp nhàng -
Của ngon chẳng còn đến trưa
-
Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
-
Ý ai thì mặc ý ai
Ý ai thì mặc ý ai
Đôi ta vẫn cứ canh khoai đầy nồiDị bản
Ý ai thì mặc ý ai
Ý tôi tôi muốn canh khoai đầy nồi
-
Trai tráng sĩ so vai rụt cổ
-
Cau khô mà bỏ hộp đồng
Cau khô mà bỏ hộp đồng
Tuổi em chẳng đáng làm chồng chị đâuDị bản
-
Em là con gái nhà diêm
-
Em có chồng còn nhỏ như ngọn cỏ còn non
-
Đêm khuya ai gọi sang đò
Đêm khuya ai gọi sang đò
Có phải thóc thuế thì cho xuống thuyền
Thóc thuế xin chở trước tiên
Có nước nóng uống, chèo liền sang ngay
Mặc dầu gió rét đêm nay
Thịt da tê buốt cóng tay cũng chèo -
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván, chạm chữ bộ vàng
Thân anh đi làm mướn mà bịt cái răng vàng thiệt khó coi không -
Không tham cống nỏ tham nghè
Chú thích
-
- Cà thâm
- Cà muối bị lọt gió, đổi sang màu thâm.
-
- Chạn
- Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.
-
- Khuyển, ưng
- Chó và chim ưng (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ hạng tay sai cho giặc.
-
- Hoàng Cao Khải
- (1850 - 1933) Nguyên danh Hoàng Văn Khải, đại thần triều Nguyễn. Ông chủ trương thân Pháp, đàn áp các phong trào yêu nước. Ông lại có tài văn học, sáng tác bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Những đánh giá về ông hiện vẫn chưa thống nhất. Sinh thời ông cho xây khu dinh thự, lăng tẩm ở ấp Thái Hà (còn gọi là ấp Hoàng Cao Khải) được đánh giá cao về kiến trúc.
-
- Lê Hoan
- (1856 - 1915) Còn gọi Lê Tôn, một đại thần triều Nguyễn. Trước ông theo Quân Cờ Đen chống Pháp, sau cộng tác với Pháp tham gia khủng bố các phong trào yêu nước, nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Những đánh giá lịch sử về ông hiện vẫn chưa thống nhất.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Ngâm tre
- Một phương thức bảo quản tre truyền thống. Trước khi dùng vào công việc đan lát, xây dựng, thủ công mĩ nghệ, tre thường được ngâm nước một thời gian cho "chín tre," phòng mối mọt, nấm mốc phá hoại. Thời gian ngâm tre có thể kéo dài từ vài tuần đến cả năm, tùy theo mục đích sử dụng. Tre ngâm có mùi hôi thối khó chịu.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Bủng
- Vẻ ngoài nhợt nhạt, ốm yếu.
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Nhà diêm
- Nhà máy làm diêm quẹt ở Đáp Cầu, Bắc Ninh.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.