Chàng đi trâu để em chăn
Để nón em đội để khăn em cầm
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanhDị bản
Chàng về thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
Trông hoa hoa chẳng muốn cười
Trông núi, núi đứng, trông người, người xa
-
Chàng đi những nhớ cùng thương
Chàng đi những nhớ cùng thương
Gánh tình thì nặng, con đường thì xa
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Mua heo trả lại, kẻo đường hoa hỏng rồi -
Chàng đi mô khuya khoắt đến giờ
-
Chẳng thương thì nói thuở đầu
Dị bản
-
Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi
Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng -
Coi chừng thương được thì thương
-
Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ
-
Không đi thì nhớ thì thương
Không đi thì nhớ thì thương
Muốn đi thì ngại cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì rầu
Muốn đi thì ngại cái cầu cái mương -
Đầu làng có cây chuối
Đầu làng có cây chuối
Cuối làng có cây đa
Ngã ba có cây đại hồng
Con gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Con trai chưa vợ ruột tợ trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Thương ai cũng vậy thương anh cho rồiDị bản
Gái chưa chồng gái hay đi chợ
Trai chưa vợ ruột tợ trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Thương ai cũng vậy, thương anh cho rồi.Đầu giồng có bụi chuối
Cuối giồng có cây đa
Ngã ba đường cái có cây tơ hồng
Con gái chưa chồng, cái lòng hực hở
Con trai chưa vợ, ruột thắt tầm canh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Ưng đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi
-
Một yêu mặt trắng má tròn
Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong! -
Ao sen giàn mướp luỹ tre
-
Một đêm tựa mạn thuyền rồng
Dị bản
Một ngày dựa mạn thuyền rồng
Còn hơn chín kiếp ở trong thuyền chài
-
Tìm em chẳng thấy em đâu
Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa
Bây giờ trông thấy em ra
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần -
Chè ngon ai hái nửa nương
Chè ngon ai hái nửa nương
Cau non nửa chẽ người thương nửa chừng
Hai hàng nước mắt ngập ngừng
Thà rằng ngày trước ta đừng gặp nhauDị bản
Chè non em hái nửa vườn
Cau non nửa chục, người thương nửa chừng
Đắng cay như bát nước gừng
Biết ra dang dở thì đừng quen nhau
-
Chừng nào cho sóng bỏ gành
Dị bản
Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ bể thì anh bỏ nàng
-
Yêu nhau anh muốn lại gần
Yêu nhau anh muốn lại gần
Cầu không tay vịn anh lần anh đi -
Làm thơ biết cậy ai đem
-
Ai sang đò ấy bây giờ
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nửa chầu
- Nửa chừng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lăng líu
- Dan díu tình cảm trai gái (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thốt nốt
- Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Trong trào ngoài quận
- Cả trong triều đình và các quận ngoài, ý nói khắp mọi nơi. Còn nói nội triều ngoài quận.
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Đàng điếm
- Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Đại hồng
- Một loại sứ có hoa màu đỏ, to. Thân nhánh màu xanh xám, lá thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt. Cây thường được trồng làm cảnh, rất siêng hoa (có hoa quanh năm).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Thuyền chài
- Loại thuyền đánh cá nhỏ của người dân chài.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chẽ
- Nhánh của một buồng, một chùm, như chẽ lúa, chẽ cau...
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).