Nhìn em chẳng dám nhìn lâu
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Mong sao anh biến ra tằm
-
Kiểng xa bồn, kiểng không xanh
Dị bản
Kiểng xa bồn, kiểng lại héo queo
Anh xa người nghĩa như lồng đèn treo hết dầu
-
Khăn đào vắt ngọn cành mơ
-
Đèn treo cột phướn, gió chướng hao dầu,
Dị bản
Đèn lồng treo cột phướn, gió chướng thổi hao dầu,
Em có thương anh thì để dạ, chớ có rầu mà hư thân.Gió đưa cột phướn hao dầu
Thương em để dạ, chớ sầu mà hư!
-
Hai đứa mình giống thế cây cau
-
Gặp anh trước hỏi sau chào
Gặp anh trước hỏi sau chào
Năm nay anh có nơi nào hay chưa?
Có rồi năm ngoái năm xưa
Năm nay bỏ vợ như chưa có gì! -
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một chút một rầu như dưaDị bản
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một phút dạ rầu như dưa
-
Ðêm qua mới gọi là đêm
Ðêm qua mới gọi là đêm
Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa -
Ðèo treo ngọn ái
-
Ðấy Đông thì đây bên Tây
Ðấy Đông thì đây bên Tây
Ðây chưa có vợ, đấy nay chưa chồng.
Con trai chưa vợ đã xong,
Con gái chưa chồng, buồn lắm em ơi! -
Chửa quen đi lại cho quen
-
Cho anh một miếng trầu vàng
Dị bản
Xin em một miếng trầu vàng,
Mai sau anh trả cho nàng hoa taiCho anh một lá trầu vàng
Sang năm anh trả cho nàng một mâm
-
Chẳng tham nhà ngói bức bàn
-
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Em xa anh, em chan nước mắt thay canh.
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân -
Thấy em da trắng muốn kề
-
Sông sâu sóng bủa vắng đò
-
Tay cầm cái bánh tráng mỏng nương nương
-
Ai về đất Quảng làm dâu
Dị bản
-
Đôi ta tuổi lứa đang vừa
Đôi ta tuổi lứa đang vừa
Trách cho cha mẹ kén lừa nơi mô
Chú thích
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Phướn
- Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.
-
- Gió chướng
- Một loại gió ở miền Nam, thổi ngược hướng sông Tiền, sông Hậu nên gọi là gió chướng. Gió thường thổi vào buổi chiều, trong khoảng thời gian bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.
-
- Tiền tài như phấn thổ
- "Phấn thổ" có lẽ là cách nói chệch của "phẩn thổ" (phân và đất), chỉ những vật dơ bẩn đáng khinh.
-
- Nghĩa trọng tợ thiên kim
- Đạo nghĩa nặng như ngàn vàng.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Song le
- Nhưng mà (từ cũ).
Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
Gác tình duyên cũ chẳng đường trông
Song le hương khói yêu đương vẫn
Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Hình dung
- Ngoại hình, dáng dấp của con người (từ cũ), cũng nói là hình dong.
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng
(Truyện Kiều)
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Uống nước
- Cũng gọi là ăn uống nước, từ địa phương miền Trung để chỉ bữa ăn nhẹ giải lao giữa buổi làm ruộng (cày bừa, gặt hái). Món ăn trong bữa ăn uống nước thường là các món dân dã như mì Quảng, bánh tráng, mít trộn...
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Ghế
- Độn (cho khoai, sắn, bắp... vào nồi cơm, thường là để tiết kiệm gạo).
-
- Quế Sơn
- Tên một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Có ý kiến cho rằng gọi tên như vậy vì khu vực này có một ngọn núi này mọc rất nhiều cây quế.
Nghe bài hát Quế Sơn đất mẹ ân tình của nhạc sĩ Đình Thậm.