Ơn chàng đã có lòng vì
Ngỏ lời phương tiện muốn bề tóc tơ
Nhân khi em ở lại nhà
Làm nghề canh cửi sớm khuya chuyên cần
Vốn riêng được một vài trăm
Đem đi buôn bán Đồng Xuân chợ này
Buôn hàng vải lụa bấy nay
Nhờ trời vốn lãi độ ngày ba trăm.
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trũ một tuần về ngay
Khi chè chén khi thuốc thang,
Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh.
(Truyện Kiều)
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
Bình luận