Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Ở nhà có nhớ anh chăng?
Để anh kể nỗi Cao Bằng cho nghe
Ca dao – Dân ca
-
-
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp mà không có tiền -
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơmDị bản
Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đã vò nước đục lại vần lửa rơm
-
Công anh bắt tép nuôi cò
Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn, cò dò lên câyDị bản
Tiếc công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn, cao giò bò bay
Biết rằng nông nỗi thế nầy
Thì ông đặp chết từ ngày cò con
-
Nói lời phải giữ lấy lời
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay -
Giờ đây anh nói anh thương
Giờ đây anh nói anh thương
Đến khi vắng mặt anh vấn vương nơi nào? -
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhauDị bản
Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
-
Chừng nào muối ngọt, chanh thanh
-
Khi nào Bến Thủy hết dầu
-
Anh ơi đi lại cho dày
Anh ơi đi lại cho dày
Mẹ thầy không gả, em bày mưu cho. -
Ăn cơm một bữa một lưng
Ăn cơm một bữa một lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emDị bản
Ăn cơm ba chén lưng lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Nước uống cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền
-
Dù ai cho bạc cho vàng
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay -
Đã mang lấy cái thân tằm
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu khôngDị bản
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
-
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Ai dèm pha chớ đoạn, ai vẽ vời chớ nghe -
Đôi ta gặp được nhau đây
-
Đôi ta như lửa mới nhen
-
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than -
Thương em răng nỏ muốn thương
-
Anh còn son, em cũng còn son
-
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa, em nằm không yên
Mê anh chẳng phải mê tiền
Thấy anh lịch sự, có duyên, dịu dàng
Thấy anh em những mơ màng
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi
Thấy anh chưa kịp ngỏ lời
Ai ngờ anh đã vội dời gót loan
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây
Xin chàng hãy lại nơi đây chút nào
Cho thiếp tỏ thiệt với nao!
Chú thích
-
- Cái
- Mẹ (từ cổ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Bến Thủy
- Một địa danh thuộc tỉnh Nghệ An, nay là tên một phường thuộc thành phố Vinh.
-
- Đô Lương
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Răng nỏ
- Sao không (phương ngữ miền Trung).
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)