Thượng thư Lê Hy, thiên hạ sầu bi
Tể tướng Vạn Hà, thiên hạ âu ca.
Ca dao – Dân ca
-
-
Ai về làng Vạn mà coi
-
Mênh mông trời nước một màu
-
Ðêm qua em nằm nhà ngoài
Ðêm qua em nằm nhà ngoài
Em têm mười một mười hai miếng trầu
Chờ chàng chẳng thấy chàng đâu
Ðể cau long hạt, để trầu long vôi
Trầu long vôi ắt đà trầu nhạt
Cau long hạt ắt đã cau già
Mình không lấy ta ắt đà mình thiệt
Ta không lấy mình, ta biết lấy ai?
Răng đen cũng có khi phai
Má hồng khi nhạt, tóc dài khi thưa,
Tình đây tính đấy cũng vừa
Chàng còn kén chọn lọc lừa ai hơn? -
Đốc Hà áo gấm áo hoa
-
Bể Đông có lúc vơi đầy
Dị bản
Bể Đông có lúc vơi đầy
Mối thù đế quốc có ngày nào quên
-
Anh mà đi với thằng Tây
Anh mà đi với thằng Tây,
Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình. -
Tới đây dầu đói giả no
-
Ai đi trẩy hội Chùa Hương
-
Anh hùng là anh hùng rơm
Dị bản
Anh hùng gì anh hùng rơm
Cho một mồi lửa hết cơn anh hùng
-
Năng mưa thì giếng năng đầy
-
Ai đi gánh vác non sông
Ai đi gánh vác non sông
Để ai chất chứa sầu đông vơi đầy -
Ở sao cho xứng làm người
-
Trời xanh kinh đỏ đất xanh
-
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
-
Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
-
Mẹ mong gả thiếp về vườn
-
Ai về Gia Định thì về
-
Lỡ duyên em phải ưng anh
-
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Dị bản
Chú thích
-
- Lê Hy
- (1646-1702) Danh sĩ đời vua Lê Huyền Tông, hiệu Trạm Khê, quê tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, nay là thôn Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông làm quan đến chức thượng thư bộ Binh, rồi thăng Tham tụng, trông coi cả Trung thủ giám tước Lai Sơn Bá. Khi làm quan ông có tiếng là nghiêm khắc.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Nguyễn Quán Nho
- (1638-1708) Một vị quan dưới thời Lê trung hưng. Ông là người làng Đông Triều, xã Vãn Hà, huyện Thụy Nguyên, thuộc thừa tuyên Thanh Hóa, nay thuộc thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ông làm quan đến chức Tể tướng (nên còn được gọi là Tể tướng Vạn Hà), rất mực liêm khiết, khoan dung, thương dân như con.
-
- Âu ca
- Cùng ca hát vui vẻ (từ chữ Hán: âu 謳 nghĩa là cùng cất tiếng, và ca 歌 là hát, ngâm).
-
- Vạn Hà
- Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
-
- Quan Thượng tức quan Thượng thư, người đứng đầu một Bộ thời phong kiến. Trong bài ca dao này, quan Thượng chỉ Nguyễn Quán Nho, từng giữ chức Thượng thư của bộ Binh, bộ Lại, và bộ Lễ dưới thời Lê trung hưng.
-
- Nhóc nhen
- Từ gọi chung ếch nhái, ễnh ương, mô phỏng tiếng kêu của những con vật này (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xàu
- Trạng thái héo, rũ, thể hiện nét sầu, buồn bã (Phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Đốc
- Nói tắt của từ Đốc học (chức quan coi việc học, hiệu trưởng thời Pháp thuộc), hoặc Đề đốc (chức quan võ chỉ huy quân đội trong một tỉnh thời xưa), hoặc Đốc tờ (doctor - bác sĩ), đều là những hạng người có địa vị, của cải thời xưa.
-
- Đụp
- Vá chồng lên nhiều lớp.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Chùa Hương
- Khu di tích lịch sử - văn hóa, đồng thời là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương gồm nhiều ngôi chùa nhỏ, nằm rải rác trong các hang động đẹp, lối vào bằng đò trên suối Yến. Trung tâm của cụm đền chùa này là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch, hàng năm đón một lượng lớn du khách từ khắp nơi.
-
- Chín phương trời, mười phương Phật
- Một khái niệm của dân gian Trung Quốc và Việt Nam. Có một số cách giải thích khác nhau về khái niệm này, trong đó có: Chín phương trời (cửu thiên) gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và trung ương. Mười phương Phật (thập phương chư Phật) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất. Cũng có ý kiến cho rằng mười phương Phật gồm có cửu thiên cộng với Niết Bàn.
Mười phương (thập phương) vì vậy mang nghĩa là rộng khắp, tất cả mọi nơi.
-
- Rau sắng
- Còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng, thuộc loại cây thân gỗ lớn, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng. Lá rau sắng có mầu xanh thẫm óng ả, dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Rau sắng là loại rau quý, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Loại rau này được xem là đặc sản ở chùa Hương.
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
(Tản Đà)
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Anh hùng rơm
- Người tỏ ra có vẻ anh hùng, nhưng thực chất cái anh hùng ấy là rởm, họ là kẻ hèn nhát, không chịu nổi thử thách, cũng giống như rơm, chỉ cần một mồi lửa là cháy tan.
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Nam thanh nữ tú
- Đảo ngữ của "nam tú nữ thanh," có nghĩa là nam thì khôi ngô tuấn tú, nữ thì dịu dàng, thanh cao.
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Biên Hòa
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Gia Định
- Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Ưng
- Bằng lòng, đồng ý, thuận theo.
-
- Tôm bạc
- Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.
-
- Tôm rằn
- Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.
-
- Lúa Nàng Quốc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lúa Nàng Quốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Lúa nhe
- Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Lúa de
- Một giống lúa trước đây được trồng nhiều ở cánh đồng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- An Cựu
- Một làng trước thuộc xã Thủy An, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là phường An Cựu, thành phố Huế.