Chàng về có nhớ em không
Hay là vui thú vườn hồng mau quên.
Ca dao – Dân ca
-
-
Chàng ra đi thì em bắt lại
-
Phềnh phềnh lớn giữa lớn ra
-
Còn duyên chửa nói đã cười
Còn duyên chửa nói đã cười
Hết duyên gọi chín mười lời chả thưaDị bản
Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên, gọi chín mười lời không thưa.
-
Chàng đà yên phận tốt đôi
Dị bản
Chàng giờ an phận tốt đôi
Em đây lỡ lứa mồ côi một mình
-
Chưa buôn thì vốn còn dài
Chưa buôn thì vốn còn dài
Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi. -
Chưa biết anh em còn ao ước
Chưa biết anh em còn ao ước
Biết anh rồi nhạt như nước ốc ao bèo. -
Chưa chồng đậy đậy che che
Chưa chồng đậy đậy che che
Có chồng giao cả thuyền bè cho ai. -
Chưa chồng đi dọc đi ngang
Dị bản
Một mình đi dọc đi ngang
Có chồng, có vợ thẳng đàng mà đi
-
Đèn tọa đăng mà em thắp ở bàn thờ
-
Chửa chồng nón thúng quai thao
-
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị lại bồng con emDị bản
Bươm bướm mà đậu cành bông
Đã dê con chị lại bồng con em
-
Hay chi chọc gái có chồng
Hay chi chọc gái có chồng
Cơm chan nước lã mặn nồng vào đâu -
Ăn sao cho được mà mời
Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thươngDị bản
Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
-
Cờ bạc nó đã khinh anh
-
Anh có vợ chưa, phân lại cho tường
Dị bản
Anh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Kẻo lầm sao nầy, tội nghiệp cho emAnh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Đừng để em lầm tội nghiệp bớ anh
-
Anh có thương hay không thì em nỏ biết
-
Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Giằng Xay
-
Ngó vô Vũng Lấm, Sông Cầu
-
Ngó vô Linh Đổng mây mờ
Ngó vô Linh Đổng mây mờ
Nhớ Mai Nguyên soái dựng cờ đánh Tây
Hầm Hô cữ nước còn đầy
Còn gương phấn dũng, còn ngày vinh quang.Dị bản
Chú thích
-
- Phong vũ
- Gió mưa (từ Hán Việt)
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Bắt trâu
- Một lối phạt vạ ngày xưa. Gia đình nào có gái chửa hoang phải nộp trâu cho làng.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngựa Lồng
- Một con thác trên sông Cái thuộc tỉnh Khánh Hoà, còn gọi là thác Ngựa hoặc thác Ngựa Oằn.
Theo Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Thác dài đến trên dưới ba trăm thước. Không dốc nhưng có nhiều đá mọc ngầm dưới nước. Có ba tảng cao nhất, chỏm lên gần sát mặt nước. Nằm theo hàng dọc. Nước chảy xuống bị sức cản, bắn bọt tung tóe. Trông dạng nước chảy qua ba tảng đá ấy, lên cao rồi xuống thấp, giống như kiểu ngựa. Cho nên ba tảng đá mang tên là Kiều Nhất (tảng ở trên hết), Kiều Nhì (tảng ở giữa), Kiều Ba (tảng cuối). Sức nước qua thác Ngựa rất mạnh. Dòng nước chảy cuồn cuộn trông hung hãn như ngựa lồng. Do đó mà mệnh danh là thác Ngựa Lồng."
-
- Trâu Đụng
- Một con thác trên sông Cái thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Theo cuốn Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Trâu ở thác Trâu Đụng lại nằm phía giữa dòng. Và có ba con. Trâu mẹ nằm giữa, hai trâu nghé nằm hai bên. Bè ở trên theo sức nước trôi xuống, nếu lỡ tay sào, thì nhất định bị đụng vào đá, không đụng vào tảng này cũng đụng vào tảng kia. Mà một khi đụng vào thì hoặc chìm hoặc vỡ, chớ khó mà “bình yên.” Cho nên tay sào thật giỏi mới dám qua thác Trâu Ðụng."
-
- Giằng Xay
- Cũng viết là Dằng Xay, tên một cái thác nằm trên sông Cái, thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Theo cuốn Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Mệnh danh như thế là vì thác chảy theo hình cánh chỏ, trông giống dằng xay xay lúa. Nước chảy rất mạnh. Nơi nghẹo cánh chỏ có một cồn cát. Nước chảy xuống dội mạnh vào nghẹo cánh chỏ bị dội trở lại, một phần theo dòng sông chảy xuôi, một phần chạy vòng quanh cồn cát như kiểu xay lúa. Ðó là một điểm nữa làm cho thác lấy tên là Dằng Xay chớ không lấy tên Cánh Chỏ hay Chữ Chi. Bè ghe khi xuống gần đến khúc nghẹo dằng xay, thì các tay sào phải sẵn sàng giơ ra theo hướng thuận tiện để chống vào vách đá cho ghe bè theo đúng đường trôi xuôi. Nếu lỡ tay thì thế nào cũng bị va vào vách đá. Mà một khi bị va thì không vỡ cũng chìm, hoặc bị đẩy lọt vào phần nước bị dội và bị nước cuốn chạy vòng quanh cồn cát, phải tốn nhiều công sức mới ra khỏi vòng xà quây."
-
- Vũng Lấm
- Còn gọi là Vũng Lắm, Ao Xóm Lưới, một địa danh nay thuộc thôn Tân Thạnh, xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Gọi là Vũng Lấm vì dọc theo bờ vũng này toàn đất bùn. Phía Đông vũng có cửa thông ra biển, thời xưa tấp nập thương thuyền vào ra buôn bán, trao đổi phẩm vật. Thời bình, Vũng Lấm là thương cảng sầm uất, thời chiến nó trở thành một quân cảng quan trọng. Vịnh Xuân Đài - Vũng Lấm là nơi các văn thân Cần Vương dùng làm căn cứ địa kháng Pháp.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Cù lao Ông Xá
- Tên một cù lao nằm ngoài Vũng Lắm, cách chân Gành Đỏ chừng vài trăm mét, thuộc xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Cù lao này có hình dạng giống một con cá sấu khổng lồ nằm bất động, đuôi hướng về phía Bắc Gành Đỏ, đầu nhô lên cao, hướng ra biển Đông. Chung quanh hòn cù lao này có nhiều rạn, gành và đá ngầm lởm chởm. Ở mạn Nam hòn cù lao có một số gộp nhỏ ghe có thể vào neo đậu được.
-
- Linh Đổng
- Một địa danh nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây là một vùng đất lịch sử, từng là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn và sau này là nghĩa quân Cần Vương của Mai Xuân Thưởng.
-
- Mai Xuân Thưởng
- Một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định. Ông sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ chiến đấu, đến năm 1887 thì cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt và xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Do từng đậu cử nhân và là con thứ bảy trong gia đình, ông còn có tục danh là ông Bảy Cử.
-
- Hầm Hô
- Một địa danh nay thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây vừa là một danh thắng nổi tiếng của Bình Định, vừa là một vùng đất lịch sử, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chàng Lía, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và phong trào Cần Vương.
-
- Cữ nước
- Con nước lên xuống theo thuỷ triều.
-
- Phấn dũng
- Anh dũng và hăng hái (từ Hán Việt).
-
- Sông Côn
- Còn gọi là sông Kôn hoặc sông Kone, dòng sông lớn nhất của tỉnh Bình Định, đổ ra vịnh Quy Nhơn và đầm Thị Nại.