Ca dao – Dân ca
-
-
Lấy chồng làm lẽ khỏi lo
-
Thân em làm tốt làm lành
-
Thân em đi lấy chồng chung
-
Viết thư sang hỏi thăm chàng
Viết thư sang hỏi thăm chàng
Còn không hay đã đá vàng nơi nao?
Hay là mắc phải con nào
Bùa yêu bả lú phải làm sao cho tỏ tường
Vắng chàng tôi những nhớ thương
Vì chàng mê gái tìm đường phụ tôi
Tôi làm cho lứa quên đôi
Tôi làm cho rã cho rời nhau ra
Làm cho tan nát biệt xa
Cho chim lìa tổ, cho hoa lìa cành
Tôi làm cho nó lìa anh
Cho người ta biết anh tình phụ tôi -
Ru hời ru hỡi là ru
Ru hời ru hỡi là ru
Bên cạn thì chống bên sâu thì chèo
Hai tay em vừa chống vừa chèo
Không ai tát nước đỡ nghèo một phen -
Chẳng hát em nể anh đây
-
Chàng ràng như cá quanh nơm
-
Chàng đừng chê thiếp vụng về
Chàng đừng chê thiếp vụng về
Có tiền thiếp cũng biết thuê mượn người -
Chàng đi trâu để em chăn
Chàng đi trâu để em chăn
Để nón em đội để khăn em cầm -
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanhDị bản
Chàng về thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
Trông hoa hoa chẳng muốn cười
Trông núi, núi đứng, trông người, người xa
-
Chàng đi những nhớ cùng thương
Chàng đi những nhớ cùng thương
Gánh tình thì nặng, con đường thì xa
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Mua heo trả lại, kẻo đường hoa hỏng rồi -
Chàng đi mô khuya khoắt đến giờ
-
Chẳng thương thì nói thuở đầu
Dị bản
-
Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi
Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng -
Coi chừng thương được thì thương
-
Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ
-
Mười năm cắp sách theo thầy
Mười năm cắp sách theo thầy
Năm thứ mười một vác cày theo trâu -
Không đi thì nhớ thì thương
Không đi thì nhớ thì thương
Muốn đi thì ngại cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì rầu
Muốn đi thì ngại cái cầu cái mương
Chú thích
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Bung xung
- Vật để đỡ tên đạn khi ra trận ngày xưa; thường dùng để ví người bị lợi dụng hoặc chịu đỡ đòn thay cho người khác.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Bả lú
- Đánh bả làm cho người khác lú lẫn, si dại.
-
- Giọng sổng
- Phần thứ hai trong bốn phần của một cuộc hát ghẹo Vĩnh Phúc. Các bài giọng sổng trước hết nói về thời tiết, thiên nhiên, rồi đi đến chuyện chính là nỗi niềm tâm sự.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Rạng
- Hoa mắt (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nửa chầu
- Nửa chừng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lăng líu
- Dan díu tình cảm trai gái (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thốt nốt
- Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Trong trào ngoài quận
- Cả trong triều đình và các quận ngoài, ý nói khắp mọi nơi. Còn nói nội triều ngoài quận.
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Đàng điếm
- Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).