Có thương cắt tóc mà thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Có thương cắt tóc mà thề
Dị bản
Mình có thương chặt tóc mình thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Có thương cắt tóc mà thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Mình có thương chặt tóc mình thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Có trông đứng lại mà trông
Những lời em nói như lồng vào tai
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất thanh, nhất lịch là tiên trên đời
Nhất cao là núi Tản Viên
Bình yên vạn sự là tiên trên đời
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùi
Vợ mọn như chổi chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi mụ hàng xóm: Có chùi chân thì chùi
Tính về trình với mẹ cha
Phận tính là gái như hoa giữa đường
Tình trông thấy tính cũng thương
Tình về thu xếp quê hương cửa nhà
Tình về trình với mẹ cha
Rằng tình gặp khách đường xa quê người
Hồng nhan tình chín, tính mười
Muốn cho tình tính kết đôi giao hòa …
Trời xanh đất đỏ mây vàng
Anh đi thơ thẩn gặp nàng thẩn thơ
Bấy lâu loan đợi phượng chờ
Loan sầu phượng ủ biết cơ hội nào
Mong chờ rồng cá kết giao
Thề nguyền đông liễu tây đào phòng chung
Bây giờ kể đã mấy đông
Thuyền quyên sầu một, anh hùng sầu hai
Còn non còn nước còn dài
Còn về còn nhớ tới người hôm nay
Tìm rồng mà lại gặp mây
Sầu riêng năm ngoái năm nay hãy còn
Biết nhau ba bảy năm tròn
Như sông một dải ai còn dám hay
Lại đây em hỏi câu này:
Phượng hoàng đứng đấy, nào cây ngô đồng?
Thuyền quyên sớm biết anh hùng
Liễu tây vắng vẻ đào đông đợi chờ
Ra vào mấy lúc ngẩn ngơ
Nghĩ gần sao lại bây giờ nên xa
Mong cho bướm ở gần hoa
Muốn cho sum họp một nhà trúc mai
Tiếc cây nứa tốt có sâu
Tiếc người lịch sự trên đầu có tang
Tang chồng thì bỏ tang đi
Tang cha tang mẹ ta thì tang chung
– Tang cha tang mẹ trên đầu
Lẽ nào em dám bán sầu mua vui
Nón này em sắm ở đâu
Dọc ngang mấy thước, móc khâu mấy lần
Em mà đáp được như thần
Thì anh trả nón đưa chân anh về
– Nón này em sắm chợ Giầu
Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì tết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh
Tứ bề nghiêng nón chạy quanh
Ở giữa con bướm là hình ông trăng
Nón này em sắm tiền trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Nón này khâu những móc già
Em đi thử nón đã ba năm chầy
Muốn em chung mẹ chung thầy
Thì anh đưa cái nón này em xin.
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)