Cá rô ăn móng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?
Cá rô ăn móng đường cày
Dị bản
Cá rô ăn móng, dợn sóng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?
Cá rô ăn móng, dợn sóng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?
Đêm khuya lặng gió thanh trời
Khuyên chàng bớt ngủ, nghe lời em than
Lấy chồng cận núi kề sông
Nước không lo cạn, củi không lo tìm
Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chị bảy có chồng, anh bảy bơ vơ
Trời cao thăm thẳm, đất dày
Bao giờ lính mộ sang Tây được về
Vợ con thương nhớ ủ ê
Biết rằng sang đấy có về được không?
Phải chi em được ở chung
Thì đâu đến nỗi anh hun gối mòn
Ở xa anh tưởng là tiên
Lại gần mới biết em chẳng hiền hơn ai
Ớ này cô mặc áo nâu
Đầu đội nón lá, đi đâu vội vàng?
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh, em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối chẳng nơi nào hơn em
Hai ta sang một chuyến đò
Trông cho rảnh khách trao cho miếng trầu
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ
Trăm năm quyết đợi, quyết chờ
Dẫu mà tóc bạc như tơ cũng đành
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)