Ai qua phố Hội, Chùa Cầu,
Ghé thăm cao lầu ông Cảnh, bánh xèo Tam Tam
Bên kia bánh đập Cẩm Nam,
Chè bắp, hến trộn, khoai lang ngọt bùi
Ca dao – Dân ca
-
-
Ngó lên trên rừng, non cao rú rậm
-
Ai về nhớ quế Trà My
-
Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng
-
Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương
-
Đêm năm canh dĩa đèn khô cạn
-
Khi xưa em ở ngoài biển, anh ở chốn lâm trung
-
Ba đồng một quả đậu xanh
-
Chồng em đi kéo ngao ngoài biển
Chồng em đi kéo ngao ngoài biển,
Đêm khuya, trời phất phưởng ngọn gió đông
Da thời lạnh ngắt như đồng,
Tay bồng con dại, cám cảnh cho chồng lắm thay! -
Ơi đò ngang qua, đò ngang lại
-
Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã
-
Núi sơn lâm nuôi nhân đào tản
Núi sơn lâm nuôi nhân đào tản,
Biển tây hồ trợ kẻ lâm nguy.
Thương nhau dắt lấy nhau đi,
Ơn thầy nghĩa mẹ lo chi trả đền! -
Lụt bão rồi, ngành ngọn xơ rơ
Lụt bão rồi, ngành ngọn xơ rơ,
Con chim không nơi đậu, biết dật dờ phương nao -
Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn
Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn,
Núi Lâm Sơn thường tháng thường cao;
Thuyền quyên ướm hỏi anh hào,
Sự tình thâm nhiễm, chàng tính làm sao cho thiếp nhờ?
– Khi anh ra đi thì biển hồ lai láng,
Chừ anh viếng lại, mần răng biển lại thành gò?
Sự tình thâm nhiễm, để anh so tháng ngày.Dị bản
-
Động trời biển mới dậy theo
Động trời biển mới dậy theo,
Biển đâu dám động, biển leo trước trời -
Ngó lên trên trời, sao băng tứ diện
-
Khó mà xứ biển em theo
-
Lạch Vạn có lèn Hai Vai
-
Mẹ già lút cút lui cui
-
Trèo lên chót vót Hai Vai
Chú thích
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Chùa Cầu
- Tên một cây cầu đồng thời cũng là một ngôi chùa cổ ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17 (nên còn được gọi là cầu Nhật Bản), bắc ngang qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một biểu tượng văn hóa - du lịch của Hội An.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Bánh đập
- Cũng gọi là bánh dập hay bánh chập tùy theo vùng, một loại bánh phổ biến ở miền Trung. Bánh gồm một miếng bánh ướt ghép với một miếng bánh tráng nướng, xong đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt. Bánh đập có thể ăn riêng với mắm nêm hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng...
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Kim giao
- Tình nghĩa (vợ chồng, lứa đôi hoặc bè bạn) khắng khít, bền chặt.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Tiên Phước
- Địa danh nay là một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ chừng 25km về phía Tây. Ở đây có đặc sản là tiêu Tiên Phước, một loại tiêu có vị cay nồng nhưng rất thơm. .
-
- Mì Quảng
- Một món ăn đặc trưng của tỉnh Quảng Nam, làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... vào bát mì để thêm hương vị.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Dĩa đèn dầu
- Loại đèn thắp ngày xưa, trước khi đèn Hoa Kỳ xuất hiện. Dĩa đèn dầu là một cái dĩa (thường bằng sứ), trong chứa dầu lạc và có một sợi bấc.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Ra vời
- Ra khơi đánh bắt cá.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Bạch Cư Dị
- (772 - 846) tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ hoặc Túy Ngâm tiên sinh, đồng thời vì có thời gian làm chức tư mã ở Giang Châu nên cũng gọi là Giang Châu Tư mã. Ông là nhà thơ Trung Quốc đời Đường, rất nổi tiếng với hai bài thơ Trường hận ca kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, và Tì bà hành kể về cuộc gặp gỡ của chính tác giả với một ca kĩ đàn tì bà. Người đời sau xếp tài thơ của ông chỉ sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.
-
- Áo xanh Tư Mã
- Một ý trong bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị, sau khi nhà thơ cùng bạn hữu nghe câu chuyện của người ca nữ:
Tọa trung khấp hạ tùy tối đa,
Giang Châu tư mã thanh sam thấp.Dịch nghĩa:
Trong những người ngồi (trong thuyền) ấy ai là người khóc nhiều nhất
Tư mã Giang Châu ướt đẫm vạt áo xanhBản dịch của Phan Huy Thực:
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang châu Tư mã đượm mùi áo xanh.
-
- Khách thiên nhai
- Khách ở chân trời, lấy ý từ bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị:
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
Tương phùng hà tất tằng tương thức.Dịch nghĩa:
Cùng là kẻ lưu lạc ở nơi chân trời
Gặp gỡ nhau hà tất đã từng quen biếtBản dịch của Phan Huy Thực:
Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Anh hào
- Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
(Truyện Kiều)
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngự Bình
- Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Diễn Châu
- Địa danh trước là một phủ (nên còn gọi là phủ Diễn) thuộc xứ Nghệ An, nay là các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An mà tiêu biểu là huyện Diễn Châu. Diễn Châu là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, danh nhân văn hóa…
-
- Trang Hà
- Một địa danh nay thuộc xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Cúng đất
- Cũng gọi là cúng tá thổ (thuê, mướn đất), một tục lệ để cầu thần linh, linh hồn những người bản địa, xin phù hộ độ trì để sinh sống, lập nghiệp được bình yên, sung túc.