Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống biển, biển rộng chơi vơi
Rạng ngày mai mỗi đứa mỗi nơi
Bưng chén cơm để xuống không vơi hạt nào
Đêm nằm mộng mị chiêm bao
Tiếc vườn hồng én liệng, để vườn đào quạnh hiu
Ca dao – Dân ca
-
-
Thôi thôi đừng ân đừng ngãi
-
Rượu không uống, mang bầu chịu đựng
-
Thân em như trái mãng cầu
-
Thường thường phải đạo thì thôi
Thường thường phải đạo thì thôi
Đừng căng mà đứt, đừng lơi mà chùng -
Thương ai ra đứng đầu non
-
Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng
Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng
Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui -
Trà Ô nước nóng em ơi
-
Thương anh chẳng biết mần răng
-
Vãng vãng, lai lai thường ngày đối diện
Dị bản
Vãng lai thường ngày đối diện
Muốn phân đôi lời sợ miệng thế gian
-
Con ngựa chạy giữa đàng nói con ngựa cất
-
Trà Ôn con cá cháy lạ kì
-
Xuống ghe lựa chỗ mà ngồi
-
Duyên duyên, ý ý, tình tình
-
Đố anh chi sắc hơn dao
– Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời
– Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời -
Hổ dữ còn ẩn bóng cây
Hổ dữ còn ẩn bóng cây
Huống chi anh chẳng chờ ngày lập thân -
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Làm người phải tính mọi điều trước sau -
Làm trai hiếu sự vi tiên
-
Đến đây thiếp mới hỏi chàng
-
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương cho đỡ tốn tiền mẹ chaDị bản
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương là để dành tiền cho vayĂn tương không phải là tu
Ăn tương cho hết cái ngu để chừa
Chú thích
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rủng rảy
- Ruồng rẫy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Trà Ổ
- Còn có tên là Trà Ô, Châu Trúc hoặc Bàu Bàng, tên một cái đầm thuộc khu vực các xã Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Đức và Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đầm Trà Ổ nằm giữa vùng bằng phẳng, được bao bọc bởi những dãy núi cao thấp trập trùng ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Trà Ổ là một trong những cảnh quan sinh thái tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ của Bình Định.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sao băng
- Hay sao sa, đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Theo mê tín dân gian, sao băng thường báo điềm gở.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá nheo
- Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Trà Ôn
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...
-
- Cá bẹ
- Còn gọi cá cháy, một loại cá thường gặp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng nước biển ven bờ hoặc nước sông đục có dòng chảy mạnh. Cá bẹ có thân hình thon dẹt, đỉnh đầu trơn không có vân, toàn thân phủ vảy to, lưng có màu xanh lá cây. Thịt cá bẹ ngon nhưng có nhiều xương nhỏ và dài.
Ở vùng biển Bắc Bộ cũng có một loài cá bẹ, còn gọi là cá đé, thịt ngon thuộc hàng "tứ quý" (chim, thu, nhụ, đé).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Hiếu sự vi tiên
- Lấy việc hiếu thảo làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
-
- Mộ thê tử
- Yêu mến vợ con.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Tương tri
- Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).