Bài đóng góp:
-
-
Nhọ đen cũng thể là vàng
-
Vừa bằng một thước
-
Thằng làm thì đói
Thằng làm thì đói
Thằng nói thì no
Thằng bò thì sướng
Thằng bướng thì chết
Thằng bết thì tôn
Thằng khôn thì đập -
Dầu cù là xức vô một cái
-
Cá giếc nấu với rau răm
-
Cải lên ba lá ai nỡ ngắt ngồng
-
Chẳng lợp mà thành mái
-
Tà tà bóng ngả về tây
-
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Một số bà con ta hối hả đón mừng
Riêng tôi, tôi dửng dừng dưng
Nỗi lo thì có, nỗi mừng thì không
Lo là lo nay mới thoát khỏi cùm gông giặc Pháp
Biết đâu mai kia lại bị xích xiềng
Của kẻ khác tròng vào, thì ra có khác chi nào
Tránh nơi nọc rắn lại lâm vào miệng hổ mang -
Sa Pa đứng xa mà nói
-
Sông Cầu làm đầu câu chuyện
-
Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
-
Chân không đến đất
-
Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện
-
Bức chi vội lấy chồng non
Bức chi vội lấy chồng non
Sớm chồng tổn thọ, muộn con bạn cười -
Tiền quý, quỳ tiến
Tiền quý, quỳ tiến
-
Cây không bào mà trơn
-
Bước chân đi đến nước người
Bước chân đi đến nước người
Thằng bé lên mười cũng gọi bằng anh -
Buôn có lỗ cũng đừng vội ngưng
Buôn có lỗ cũng đừng vội ngưng
Nếu muốn được cũng đừng sợ tốn
Chú thích
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dầu cù là
- Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Sông Cầu
- Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.