Bài đóng góp:
-
-
Nam nắng buổi hôm, nồm nắng buổi mai
-
Sáng trăng mà lội Thu Bồn
-
Muốn ăn bầu trồng đầu tháng chín
Muốn ăn bầu trồng đầu tháng chín
-
Một đứa cháu bằng sáu đứa kẻ cướp
-
Một cái lạ bằng cả xã cái quen
-
Cẳng vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn
-
Mống cụt không lụt thì bão
-
Sao mà phẳng lặng như tờ
Sao mà phẳng lặng như tờ
Hay là người nghĩ nước cờ thấp cao -
Sao mà không nói không cười
Sao mà không nói không cười
Hay là đây chín đó mười không ưng -
Mẹo Tràng Lưu, mưu làng Hết
-
Mây lên ngàn nước tràn xuống bể
-
Mây ấp rú Xước hứng nước cho mau
-
Đầu năm gặp nạn cháy nhà
-
Em là con gái lỡ thì
-
Đời ông cho chí đời cha
-
Nước mắm ngon dầm con cá sặc
-
Nước dây ngựa chạy ngập kiều
-
Núp váy đàn bà
Núp váy đàn bà
-
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Quân no đánh thắng, giết ngàn giặc Tây
Chú thích
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Gió Lào
- Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Sông Thu Bồn
- Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.
-
- Một đứa cháu bằng sáu đứa kẻ cướp
- Cháu chắt, họ hàng trong nhà phá hại, gây phiền nhiễu.
-
- Một cái lạ bằng cả xã cái quen
- Tương tự như Có mới nới cũ.
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Tràng Lưu
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
-
- Làng Hết
- Địa danh nay thuộc xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Thạch Hà
- Tên một huyện duyên hải thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh nằm ngay giữa và chia huyện thành hai phần Đông và Tây.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Kiều khấu
- Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.