Tới đây duyên đã bén duyên
Trăng thanh gió mát còn tìm nọ kia
Bài đóng góp:
-
-
Rủ nhau lên miễu mà thề
-
Thương em những thuở đánh bài
-
Những lời mình nói với ta
Những lời mình nói với ta
Năm cây cũng gãy, ngàn hoa cũng sầu -
Những là thương gió nhớ mây
-
Tay bưng chậu cúc ba bông
Tay bưng chậu cúc ba bông
Thấy em có nghĩa muốn trồng xuống đâyDị bản
-
Sống làm tướng, thác làm thần
-
Trách người nghe tiếng thị phi
-
Ví dầu phóng hỏa phi đao
-
Mặc ai chác lợi mua danh
-
Làm trai cố chí học hành
-
Ta về cuốc bẫm cày sâu
-
Trời cao đất rộng thênh thênh
Trời cao đất rộng thênh thênh
Công danh phú quý còn dành cho ta
Có công mài sắt, diệt tà
Gặp thời lộc sẽ vào ra dồi dào
Công của cũng chẳng là bao
Ra tay tháo vát, thế nào cũng nên -
Làm thơ mà dán cây chanh
Làm thơ mà dán cây chanh
Trai bỏ học hành, gái bỏ bán buôn
Gái bỏ bán buôn vẫn còn tha thứ
Trai bỏ học hành, một chữ năm roi -
No nao gặp chốn sĩ hiền
-
Đất láng quyên tự nhiên cỏ mọc
Dị bản
-
Làm trai gái trọn ba giềng
-
Thương cha thương mẹ có phần
Thương cha thương mẹ có phần
Thương em chín lượng mười phần có dư -
Ham chơi bỗng đứt dây đờn
Dị bản
Ham chơi bỗng đứt dây đờn
Dẫu cho chín giận mười hờn cũng nguôi
-
Châu sa nước mắt ròng ròng
Chú thích
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Bát vạn, cửu văn
- Các quân bài trong tài bàn, một trò chơi bài lá tượng tự tổ tôm nhưng luật chơi đơn giản hơn.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ba đông
- Ba mùa đông, tức ba năm.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Chác
- Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Công nghiệp
- Sự nghiệp (từ Hán Việt).
-
- Bánh vẽ
- Hình vẽ chiếc bánh. Nghĩa bóng chỉ thứ trông có vẻ tốt đẹp nhưng không có thật, chỉ đưa ra để lừa bịp.
-
- No nào
- Chừng nào, phải chi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sĩ hiền
- Kẻ sĩ và người hiền, tức người có học vấn, tài năng và đạo đức hơn người (từ Hán Việt).
-
- Vầy duyên
- Kết duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Láng nguyên
- Còn hoang, chưa ai khai phá (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thất ngôn
- Lỡ lời (từ Hán Việt).
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)